Các bác sĩ, chuyên gia vẫn luôn khuyên chúng ta rằng người trưởng thành cần phải ngủ đủ 8 tiếng trong một ngày thì mới tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu như có ngày nào đó bạn không thể có đủ thời gian để “ngủ đủ giấc” thì có thể tham khảo cách ngủ ít mà không mệt sau. Đảm bảo, dù chỉ ngủ ⅓ hoặc ½ thời gian nhưng bạn cũng không phải cần dùng đến cà phê vào ngày hôm sau mà vẫn tỉnh táo!
Bản chất của giấc ngủ là gì?
Theo các nhà khoa học, bản chất của giấc ngủ là đi từ trạng thái ngủ nông sang trạng thái ngủ sâu. Ta có thể hình dung như sau:
- Kể từ thời điểm bạn vừa nhắm mắt cho đến khi chìm vào giấc ngủ sâu được gọi là “non-REM”. Giai đoạn này sẽ chiếm tới ¾ thời gian ngủ của bạn.
- Khi hết giai đoạn non-REM, bạn sẽ bước vào giai đoạn ngủ rất sâu và bắt đầu mơ – Giai đoạn REM (Rapid Eye Movement – chuyển động mắt nhanh). Mơ về bản chất là hiện tượng sóng não bộ của bạn ở trạng thái gần giống như đang thức. Điều này khiến mắt bạn hoạt động liên tục như thể bạn đứng chứng kiến sự kiện đang diễn ra thật. Giai đoạn này sẽ chiếm ¼ thời gian ngủ của bạn.
Như vậy 2 giai đoạn trên sẽ hợp lại và tạo thành một chu kỳ giấc ngủ. Một chu kỳ thường kéo dài trong 90 phút. Mỗi đêm, bạn sẽ lặp lại 4-6 lần chu kỳ giấc ngủ như vậy.
Tóm lại, bản chất của một giấc ngủ chất lượng không phải là chúng ta có ngủ đủ thời gian 8 tiếng/đêm hay không mà nó dựa vào việc bạn có đảm bảo đủ 2 tiêu chí sau hay không:
- Chu kỳ giấc ngủ cần được trọn vẹn. Bạn cần thức dậy ở thời điểm REM kết thúc, không nên thức dậy khi đang ở giai đoạn non-REM.
- Trong một đêm, bạn cần ngủ đủ 4-6 chu kỳ giấc ngủ. Tuy nhiên, số chu kỳ này có thể xê dịch được dựa vào độ tuổi hoặc tình trạng thể chất.
Cách ngủ ít không mệt
Như vậy, với những lý giải ở trên bạn đã đoán được phần nào cách ngủ ít không mệt rồi phải không nào. Giờ đến lúc chúng ta tìm hiểu sâu hơn các cách ngủ ít đã được áp dụng và rất nổi tiếng nhé!
Cách ngủ theo chu kỳ 90 phút
Bạn chia một chu kỳ của giấc ngủ 90 phút ra thành 5 giai đoạn nhỏ:
- 1 là ru ngủ: Trạng thái mắt lim dim và dần chìm vào giấc ngủ.
- 2 là trạng thái ngủ nông khi chúng ta đã ngủ nhưng chưa sâu – chiếm 50% giấc ngủ
- 3 là ngủ sâu – chiếm khoảng 10% giấc ngủ
- 4 là ngủ rất sâu khi hầu như các cơ quan đều đã nghỉ ngơi
- 5 là giai đoạn ngủ mơ
Như vậy, một giấc ngủ ngon sẽ kéo dài tầm 5 chu kỳ liên tục như thế, tương đương với 7,5 giờ đồng hồ. Ta cần ngủ tối thiểu 3 chu kỳ, tương đương với 4,5 giờ.
Như vậy, ta có công thức tính thời gian cho cách ngủ ít không mệt này như sau:
- Giờ thức dậy = Giờ đi ngủ + 1.5h x 5 + X
Trong đó:
- 1.5h = 90 phút: Là 1 chu kì ngủ.
- 1.5h x 5: Là số chu kì ngủ trung bình là 5.
- X: Là khoảng thời gian ước tính từ khi nằm xuống đến khi bước vào giai đoạn ru ngủ. Thời gian này có thể từ 10 -30 phút tùy người. Hơn nữa, khoảng thời gian này nếu càng ngắn thì càng tốt.
Ví dụ: Bạn bắt đầu ngủ lúc 12h đêm, thời gian ru ngủ cho là 10 phút thì số giờ bạn cần ngủ tối thiểu sẽ là:
- Giờ thức dậy = 12h (0h) + (1.5 x 3) + 10 = 4h40 phút
Lưu ý:
- Cơ thể bạn cần ít nhất là 3 chu kỳ ngủ và tối đa là 6 chu kỳ ngủ để đảm bảo được khỏe mạnh và tỉnh táo vào ngày hôm sau. Nếu bạn có ít hơn 3 chu kỳ ngủ thì cơ thể sẽ không thể chịu đựng được và không có đủ thời gian để tái tạo năng lượng.
- Nếu như đã thức dậy vào đúng khung giờ hoàn hảo nhưng lại tiếp tục ngủ thêm thì bạn đã bỏ qua giai đoạn “vàng” để thức dậy rồi. Khi thức dậy chắc chắn sẽ bị mệt.
- Chỉ áp dụng biện pháp này trong trường hợp hãn hữu, không được ngủ liên tục trong thời gian ngắn như này bởi bạn biết đấy – “cái gì nhiều quá cũng không tốt nữa”.
Phương pháp ngủ Dymaxion, ngủ 2 giờ mỗi ngày
Phương pháp này dựa trên công thức: Với mỗi 6 giờ ngủ một lần và mỗi lần 30 phút, ta có tổng cộng 2 giờ để ngủ.
Đây là phương pháp ngủ của kiến trúc sư người Mỹ Buckminster Fuller. Ông này tiết lộ thói quen ngủ chỉ ngủ 2 giờ mỗi đêm của mình và khẳng định rằng ông luôn thấy thoải mái vào ngày hôm sau.
Cách ngủ ít không mệt theo kiểu sáng tạo với 20 phút mỗi lần
Leonardo da Vinci và Salvador Dali là hai người được coi là có thói quen ngủ này. Cách ngủ này được dựa trên công thức: Với mỗi 4 giờ ngủ một lần và mỗi lần ngủ kéo dài trong 20 phút.
Tuy nhiên, nếu áp dụng phương pháp ngủ này thì bạn không được phép “quên” bất cứ giai đoạn ngủ nào trong ngày. Bởi nếu không nó sẽ phản tác dụng và cơ thể bạn sẽ kiệt sức.
Cách ngủ ít không mệt kiểu Siesta, cần 6,5 giờ
Winston Churchill (Thủ Tướng Anh) là người luôn thực hiện kiểu ngủ này. Ông thường sẽ ngủ vào lúc 3 giờ sáng và dậy lúc 8 giờ. Buổi chiều ông sẽ ngủ thêm 1,5 giờ.
Công thức ngủ này được tóm tắt như sau: Cần ngủ 5 giờ mỗi đêm + 1,5 giờ ngủ vào ban ngày. Thời gian tổng cộng là 6,5 giờ.
Cách ngủ ít không mệt phong cách Tesla với 2 giờ 20 phút
Nhà khoa học “quái dị” Nikola Tesla thường chỉ dành 2-3 tiếng để ngủ mỗi ngày và ông này thường làm việc thâu đêm liên tục.
Công thức ngủ “điên” theo Tesla như sau: Ngủ 2 giờ ban đêm + ngủ thêm 20 phút ban ngày. Tổng cộng cần 2 giờ 20 phút để ngủ/ ngày.
Cách ngủ ít không mệt theo phong cách “nhân loại” với 2,5 giờ
Phương pháp này dựa trên công thức: Cần ngủ 2,5 giờ vào ban đêm và 3 lần nghỉ 20 phút vào ban ngày.
Đây là phương pháp dựa trên nghiên cứu từ giấc ngủ của trẻ em, người cao tuổi và động vật (con Voi chỉ ngủ khoảng 2 giờ mỗi ngày).
Trên đây là những cách ngủ ít không mệt rất nổi tiếng, bạn có thể tham khảo thêm. Nên nhớ, chúng ta vẫn luôn cần ngủ 8 giờ mỗi ngày là tốt nhất và các phương pháp này chỉ áp dụng trong trường hợp “vạn bất đắc dĩ” thôi nhé!