Ngoài những nguyên nhân như không quen ngủ xa mẹ, không được tập thói quen ngủ một giờ cố định… thì việc thiếu hụt dinh dưỡng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng này ở trẻ em. Tìm hiểu bé khó ngủ thiếu chất gì, cách khắc phục tình trạng này ngay trong bài viết sau đây.
Thiếu canxi
Trẻ từ 1-3 tuổi nếu không được bổ sung đủ canxi thường sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương khớp rất quan trọng trong giai đoạn này. Khi thiếu canxi, bé dễ gặp tình trạng nhức mỏi cơ, xương và trằn trọc khi ngủ, ngủ không sâu giấc, có đêm có thể thức dậy hơn 2 lần vì bị giật mình.
- Giải pháp:
Để khắc phục tình trạng này, bố mẹ nên bổ sung canxi qua các thực phẩm như đậu nành, chế phẩm từ đậu nành, pho mát, sữa chua, tôm, cua, cá, rau lá xanh…
Thiếu Vitamin D
Trẻ khó ngủ thiếu chất gì? Tình trạng này có thể là do cơ thể của trẻ thiếu hụt vitamin D thường dễ quấy khóc, chậm mọc răng, ngủ hay bị giật mình. Trẻ thiếu hụt vitamin D cũng thường bị thiếu hụt canxi bởi đây là chất có vai trò giúp hấp thu canxi ở trẻ.
- Giải pháp:
Bố mẹ hãy cho bé tắm nắng ban mai trước 8 giờ sáng hàng ngày. Đồng thời, bổ sung thâm các sản phẩm như lòng đỏ trứng, cá, sữa vào thực đơn hàng ngày.
Thiếu chất kẽm
Tình trạng khó ngủ ở bé có thể là do cơ thể thiếu hụt kẽm là một chất cần thiết đối với hệ tiêu hóa, quá trình trao đổi chất, tăng trưởng tế bào, phục hồi các tổn thương và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Đối với trẻ em, kẽm còn giúp bé ngủ ngon, ngủ sâu giấc và ít quấy khóc. Tại Việt Nam, việc trẻ thiếu hụt kẽm rất đáng báo động bởi tỷ lệ 25-40% trẻ bị thiếu kẽm, làm gia tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng và thấp còi.
- Giải pháp:
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, hãy cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ vì đây là nguồn cung cấp kẽm tốt nhất. Để đủ kẽm cho con, mẹ cần ăn thường xuyên hơn các thực phẩm giàu kẽm như: Thịt bò, lươn, gan lợn, hàu, tôm đồng, sữa…
Còn với bé trên 6 tháng tuổi thì có thể bổ sung kẽm cho bé bằng cách cho bé ăn trái cây có tép như cam, quýt, bưởi, bơ, cua, hàu…
Lưu ý: Trẻ từ 0-4 tuổi thì không bổ sung quá 150mg kẽm/ngày.
Thiếu magie
Magie là nguyên tố vi lượng cần thiết đối với não bộ và hệ tim mạch, giúp an thần, dễ ngủ, ngủ sâu giấc. Nguyên tố này là nhân tố thúc đẩy sản sinh melatonin – hóc môn sản sinh ra khi ngủ giúp cơ thể thấy thoải mái và dễ chịu. Vì thế, khi trẻ thiếu hụt magie thì dễ bị cáu gắt và khó ngủ.
- Giải pháp:
Bổ sung vào thực đơn của bé các loại ngũ cốc, sữa, gạo lứt, cá, rau bina…
Thiếu sắt
Trẻ thiếu sắt có nguy cơ đối mặt với các vấn đề về não bộ, hay hoảng sợ, lo lắng, suy giảm nhận thức, mệt mỏi, căng thẳng và mất ngủ.
Những trẻ bị thiếu sắt thường có nước da xanh xao tại bàn tay, bàn chân, kém tập trung, ngủ ngày nhiều, mất ngủ vào ban đêm, các bệnh về đường tiêu hóa, sụt cân và chậm chạp.
- Giải pháp:
Khi trẻ có hiện tượng khó ngủ nên cho bé uống bổ sung muối sắt đồng thời bổ sung thực phẩm giàu sắt vào thực đơn như thịt bò, gà, cá, súp lơ, bơ, đậu nành…
Thiếu protein
Protein đóng vai trò cung cấp các acid amin để tham gia vào quá trình hình thành các chất truyền dẫn thần kinh trong não như GABA, Serotonin, Endorphin. Đây là các chất giúp tinh thần thoải mái, xoa dịu thần kinh và giúp ngủ ngon hơn.
Khó ngủ ở trẻ do thiếu hụt prtein, ngủ trằn trọc, kém tập trung, phản ứng chậm, người uể oải khó chịu, dễ gãy xương bởi hấp thu canxi kém.
- Giải pháp:
Cho bé ăn bổ sung yến mạch, hạnh nhân, thịt gà, trứng, cá, sữa, bông cải xanh.
Thiếu chất béo
Chất béo có vai trò quan trọng đối với quá trình hấp thu vitamin A, E của cơ thể. Đặc biệt là chất béo Omega 3 – nó giúp cân bằng hóc môn, ổn định hoạt động của não. Khi thiếu chất béo, cơ thể sẽ dễ mệt mỏi và khó ngủ ở trẻ.
Trẻ thiếu chất béo sẽ có da khô xỉn, sợ lạnh, hay bị đói bụng và thèm ăn, phản ứng chậm và tinh thần uể oải.
- Giải pháp:
Bổ sung chất béo cho bé qua thịt nạc, các loại cá biển, dầu cá, váng sữa, bơ, phô mai, trứng gà, các loại hạt… Lưu ý, cần cân bằng lượng chất béo từ động vật và thực vật trong khẩu phần ăn của trẻ trong tỷ lệ 7:3.
Thiếu hụt vitamin B12
Nếu bé bị thiếu hụt vitamin B12 thì thường có các biểu hiện như: Nhạy cảm với ánh sáng, cổ họng, lưỡi hay bị viêm, sưng, khóe miệng hay bị loét và nứt nẻ, mắt có vệt đỏ, khó ngủ ở trẻ, trằn trọc mỗi đêm. Ngoài ra, bé thiếu vitamin B12 dễ mắc một số bệnh như: Tiêu chảy, viêm kết mạc, lười ăn, chậm lớn.
- Giải pháp:
Mẹ có thể bổ sung B12 cho bé bằng các thực phẩm như gan, tim lợn, thận lợn, sữa, cá, pho mát, trứng, thịt nạc…
Thiếu vitamin C
Bé khó ngủ thiếu chất gì? Tình trạng này có thể là do trẻ bị thiếu hụt Vitamin C. Đây là một chất quan trọng trong quá trình hình thành collagen – giúp nâng đỡ mạch mạch máu, sụn, xương và các mô dưới da. Chất này cũng tham gia vào quá trình chuyển hóa acid folic, tăng cường hấp thu sắt của cơ thể.
Trẻ bị thiếu vitamin C cũng hay bị mất ngủ cùng các dấu hiệu khác như: Người mệt mỏi uể oải, không năng động, da dễ bị bầm tím, vết thương khó lành, sún răng, vàng răng, hay bị sưng đỏ nướu, dễ chảy máu chân răng…
- Giải pháp:
Tăng cường bổ sung vitamin C cho trẻ qua các thực phẩm như cam, quýt, táo, cà chua, kiwi, dâu tây, bông cải xanh, bắp cải, khoai lang, măng tây.
Một số giải pháp khác khắc phục tình trạng khó ngủ ở trẻ
- Tạo thói quen đi ngủ cho trẻ: Những năm đầu đời của trẻ, bố mẹ cần tạo thói quen về thời gian biểu cùng giờ giấc đi ngủ cố định cho bé. Bố mẹ cũng không nên cho trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày. Ngoài ra, nếu bé gặp tình trạng này bố mẹ hãy kể chuyện, ru ngủ và vỗ về để tinh thần bé được thư giãn và dễ ngủ hơn.
- Tạo cho bé một không gian riêng: Bé bị khó ngủ ngoài vấn đề thiếu các dưỡng chất cần thiết thì bố mẹ cần chú ý phòng ngủ của bé cần được dọn dẹp thường xuyên, mát mẻ và yên tĩnh để trẻ ngủ ngon hơn. Ngoài ra, bố mẹ không để trẻ nghịch các thiết bị điện tử 2 tiếng trước khi ngủ để trẻ bớt bị xao lãng, khó tập trung ngủ.
Trên đây là thông tin giúp bố mẹ hiểu bé khó ngủ thiếu chất gì và cách khắc phục qua dinh dưỡng và lối sống. Nếu tình trạng này ở trẻ quá thường xuyên và nghiêm trọng thì tốt nhất nên cho con đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác nhất!