Bé ngủ mơ khóc nức nở: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

  • Mất ngủ
  • 02-11-2022

Bé ngủ mơ khóc nức nở là điều mà các bậc làm cha mẹ không ai mong muốn, nhưng đây là tình trạng các con đều phải trải qua ít nhất là một lần trong thời lúc còn nhỏ. Điều này, luôn làm cho các bậc cha mẹ cảm thấy hoang mang. Vậy nguyên nhân gây lên tình trạng bệnh này là do đâu, cách xử lý như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin thông qua bài viết này. 

Giấc mộng kinh hoàng ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?

Giấc mộng kinh hoàng hay Night Terror được biết đến xảy ra trong giai đoạn 3 hoặc 4 của giấc ngủ chậm, tình trạng này thường xuất hiện sau khoảng 2 -3 giờ sau khi ngủ ở bé. 

Bé thường xuất hiện những biểu hiện như:

  • Tỉnh dậy đột ngột, khóc thét và xuất hiện tình trạng sợ hãi. 
  • Chân tay bé đấm đá khắp giường và giãy giụa không ngừng. 
  • Trẻ ngồi dậy và chạy ra khỏi giường, thường đổ mồ hôi, thơ nhanh và vẫn chưa thể định hướng được mọi thứ xung quanh. 

Đặc biệt phần lớn bé ngủ mơ khóc nức nở thường vẫn chưa mở mắt và khi buổi sáng tỉnh dậy đều thường không nhớ gì về những việc đã xảy ra. 

Thông thường, giấc ngủ kinh hoàng này thường kéo dài trong khoảng từ vài phút cho đến 30 phút và thường xảy ra ở độ tuổi từ 3 – 12 tuổi. Đây là giai đoạn tâm lý của trẻ đang trong giai đoạn phát triển. 

Tình trạng này nếu xảy ra thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến tâm sinh lý của bé nên các bậc làm cha mẹ cần phải hết sức chú ý tới vấn đề này. 

Nguyên nhân gây và dấu hiệu bé ngủ mơ khóc nức nở

Hiện tại, nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng này vẫn chưa được xác định một cách chính xác nhất. 

Tuy nhiên theo các chuyên gia cho rằng có rất nhiều những yếu tố đóng vai trò gây ra tình trạng này ở trẻ thường là do:

  • Thiếu ngủ;
  • Cơ thể mệt mỏi;
  • Hội chứng chân không yên;
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ;
  • Do việc sử dụng một số loại thuốc;
  • ….

Đặc biệt, cũng có thể do di truyền gia đình trẻ có người mắc phải tình trạng bệnh này. 

Bé ngủ mơ khóc nức nở khi nào cần phải đến gặp bác sĩ? Nếu tình trạng bệnh xuất hiện với tần suất liên tục trong một khoảng thời gian thì ắt hẳn cần phải phân biệt có phải đây là một trong những bệnh lý cấp tinh như động kinh, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương,.. Nếu là do những bệnh lý này thì ắt hẳn bé sẽ có những triệu chứng kèm theo. Nếu trẻ có bất kỳ những hiệu như:

  • Tình trạng diễn ra với tần suất thường xuyên.
  • Trong giấc ngủ bé thường giãy giụa nhiều. 
  • Giảm chất lượng giấc ngủ, bé có dấu hiệu mệt mỏi sau mỗi buổi sáng thức dậy. 
  • Bé luôn có cảm giác lo lắng, sợ hãi với những thứ xung quanh. 

Nếu có bất kỳ những dấu hiệu trên thì bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được thăm khám và điều trị bệnh một cách hiệu quả. 

Các biện pháp xử lý tình trạng bé ngủ mơ khóc nức nở

Khi bắt gặp tình trạng này ở trẻ thì điểm quan trọng nhất là bạn phải hết sức giữ bình tĩnh, không nên cố gắng đánh thức trẻ dậy vào lúc này vì càng như thế sẽ càng khiến cho trẻ sợ hãi. 

Để tạo một không gian thoải mái thì giường của trẻ cần phải loại bỏ hết những đồ vật nguy hiểm không cần thiết để khi trẻ giãy giụa sẽ không làm bị thương chân tay bé. Khi xoay chuyển tư thế nằm của bé thì bạn cũng cần phải hết sức nhẹ nhàng. 

Một số những nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu tình trạng bé ngủ mơ khóc nức nở diễn ra trong một thời gian dài và bạn xác định đều xảy ra và ban đêm thì bạn có thể đánh thức bé trước đó khoảng tầm 30 phút và cho bé ngủ lại như bình thường thì tình trạng này sẽ giảm đi một cách đáng kể. 

Ngoài ra, để phòng tránh hiệu quả tình trạng này ở trẻ, các bạn có thể áp dụng một số phương pháp hỗ trợ như sau:

  • Nên tập thói quen cho bé ngủ đúng giờ và ngủ phải đủ giấc: Đối với những bé từ 3 – 5 tuổi thì cần phải ngủ đủ 10 – 12 tiếng mỗi ngày bao gồm cả giấc ngủ trưa.
  • Cần nên thiết lập thời gian ngủ cho trẻ. Việc ngủ đúng giờ sẽ giúp trẻ tránh hiệu quả được những giấc mộng kinh hoàng ở trẻ. 
  • Cần tạo ra một không gian yên tĩnh và đủ tối để có trẻ có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Nếu con bạn sợ tối thì có thể dùng đèn ngủ với anh sáng dịu. 
  • Tuyệt đối không để trẻ sử dụng điện thoại và các thiết bị điện tử trước khi ngủ. 
  • Không mang TV vào phòng ngủ của con. 

Ngoài những phương pháp trên thì các bậc phụ huynh cũng cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho bé. Chế độ dinh dưỡng khoa học không những giúp bé phát triển trí tuệ, thế chất mà còn giúp trẻ phát triển về mặt tâm lý cũng rất hiệu quả

Tình trạng bé ngủ mơ khóc nức nở nguyên nhân là gì, cách xử lý ra sao? Mọi câu hỏi đã được chúng tôi giải đáp đến bạn. Hy vọng, với những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống và giúp trẻ thoát khỏi tình trạng này một cách hiệu quả. 

Bài viết cùng chủ đề