Bệnh chàm có lây không, lây qua đường nào và mẹ lây sang con không? Đây là vấn đề thắc mắc của rất nhiều người khi không may mắc phải căn bệnh này. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Bệnh chàm có lây không?
Đây là căn bệnh hoàn toàn không lây từ người này sang người khác. Có hay chăng, nguyên nhân gây nên căn bệnh chủ yếu là do các yếu tố từ bên ngoài. Tuy nhiên, căn bệnh lại có khả năng di truyền giữa những cùng có cùng huyết thống với nhau.
Bệnh chàm môi có lây không?
Chàm môi là tình trạng các vùng da bên ngoài môi bị khô và bong tróc ra thành từng mảng. Chàm môi có thể bị viêm và lan sang các vùng da xung quanh . Chàm môi thường không có dấu hiệu đặc trưng khác biệt gì nên người ta rất hay bị nhầm lẫn bệnh lý này với hiện tượng nứt nẻ, khô môi thông thường.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh là do sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh chứ không phải là thông qua con đường tiếp xúc. Chính vì vậy, người bị chàm môi hoàn toàn có thể an tâm khi sinh hoạt, giao tiếp với nhiều người mà không lo bệnh bị lây nhiễm.
Thông thường, bệnh thường phát triển qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: Da bị khô cứng, bong tróc ra thành từng mảng. Kèm theo đó là tình trạng nứt nẻ và chảy máu.
- Giai đoạn bệnh tiến triển: Xuất hiện cảm giác ngứa ngáy và đau đớn nhiều hơn, có những nốt mụn nước li ti và bị sưng đỏ và phát ban. Càng về sau, các vết nứt trở nên càng sâu.
- Giai đoạn bệnh trở nên nghiêm trọng: Da môi bị lở loét, sưng cứng, rất khó giao tiếp và ăn uống.
Bệnh chàm bìu có lây không?
Chàm bìu vốn là một bệnh lý về da liên quan đến bộ phận sinh dục ở nam giới. Khi bị chàm bìu, vùng da xung quanh sẽ bị biến đổi. Đồng thời, phần da ở bìu có cảm giác sần sùi, dày lên và bị bong vảy.
Chàm bìu không phải là căn bệnh truyền nhiễm. Nó chỉ có thể trở nên nặng hơn hoặc nhẹ hơn và không có khả năng lây lan từ người bệnh sang người lành. Nếu chàm bìu bị nhiễm khuẩn, lên nấm men thì khả năng lây nhiễm vẫn có khả năng xảy ra do tác động của các loại vi khuẩn trên da.
Bệnh chàm sữa có lây không?
Chàm sữa hay còn có tên gọi khác là chàm trẻ em. Bệnh lý này thường xuất hiện ở những trẻ từ 2 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi.
Nguyên nhân gây nên bệnh là do trẻ có sức đề kháng yếu. Ngoài ra, các yếu tố tác động từ bên ngoài môi trường như hóa chất, môi trường bị ô nhiễm, thời tiết thay đổi… cũng là tác nhân khiến cho bệnh phát triển. Chính vì bệnh không do các loại virus, vi khuẩn gây nên hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm.
Chưa có nghiên cứu khoa học nào cho thấy bệnh này dễ bị lây lan, dù cho trẻ bị bệnh có tiếp xúc trực tiếp với người khác. Thế nên, trẻ bị chàm sữa vẫn có thể sinh hoạt và vui chơi với mọi người xung quanh.
Bệnh chàm bội nhiễm có lây không?
Bình thường, bệnh sẽ không lây từ người bệnh sang người lành. Thế nhưng, trong trường hợp các loại tạp khuẩn, bội nhiễm kích hoạt, virus, vi khuẩn trên da sẽ càng có điều kiện lây lan. Thậm chí chỉ cần tiếp xúc qua những đồ dùng và chỉ chạm vào da cũng có thể khiến bệnh bị lây lan.
Bạn cần hết sức lưu ý khi điều trị. Tốt nhất, khi bị chàm bội nhiễm, bạn không nên tiếp xúc với người có hệ miễn dịch suy giảm, trẻ em, người già. Bởi lẽ, bệnh sẽ có khả năng lây lan rất cao.
Bệnh chàm lây qua đường nào?
Dựa theo phần thông tin trên cho biết thì chàm hoàn hoàn không có khả năng lây sang người lành. Tuy nhiên, chúng lại có khả năng lây nhiễm chéo sang các bộ phận khác như cằm, mặt, má… hoặc khuỷu tay, đầu gối. Không chỉ vậy, chàm còn là căn bệnh di truyền. Những người có người thân bị chàm thì nguy cơ mắc bệnh lý này sẽ cao hơn so với người bình thường khác.

Ngoài ra, các tác nhân thường gây dị ứng như lông của động vật, phấn của nhụy hoa, hải sản, hóa chất… cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Để điều trị chàm, bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị sau:
- Sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi chuyên dùng để đặc trị bệnh. Những loại thuốc này thường chứa các hoạt chất như tacrolimus, pimecrolimus, ortisone,
- Sử dụng nguồn ánh sáng tử ngoại để tác động lên vùng da tổn thương.
- Áp dụng các bài thuốc dân gian như: Nghệ vàng, trầu không, khoai tây, chuối xanh…
Ngoài ra, để bệnh chàm không có khả năng lây nhiễm và trở nên trầm trọng hơn, bạn nên vệ sinh da thật sạch sẽ và đúng cách:
- Thường xuyên tắm rửa hàng ngày bằng các loại xà phòng có tính sát khuẩn cao. Tuy nhiên, bạn không nên chọn các sản phẩm tắm gội có chứa nhiều thành phần hóa chất.
- Cung cấp độ ẩm cho da bằng việc uống nhiều nước và thoa thêm kem dưỡng.
- Chỉ nên dùng nước lạnh và ấm để tắm, không nên dùng nước có nhiệt độ quá cao.
Bệnh chàm có lây từ mẹ sang con không?
Thông thường, bệnh xuất hiện ở mẹ bầu chủ yếu là do:
- Các lớp màng làm mất đi độ ẩm trên da, từ đó khiến cho da bị mất đi độ ẩm và khiến cho vi khuẩn dễ dàng tấn công gây bệnh.
- Trong gia đình có người từng bị viêm da cơ địa, hen suyễn hoặc dị ứng.
- Do trong thời điểm mang thai, phụ nữ tiếp xúc với xà phòng và chất tẩy rửa có nhiều hóa chất. Từ đó khiến cho da bị kích ứng và gây nên các nốt chàm.
- Tâm lý lo lắng, stress, căng thẳng khi mang thai sẽ khiến cho bệnh trở nên nặng hơn.
Như vậy, bệnh chàm hoàn toàn không lây từ mẹ sang con. Nguyên nhân dẫn đến bệnh là do các tác nhân bên ngoài cũng như cơ địa, thể trạng của mẹ. Chính vì vậy, mẹ hoàn toàn yên tâm vì bệnh không có khả năng lây sang con.
Mặc dù vậy, bệnh thường có tính di truyền. Điều này có nghĩa là nếu mẹ hoặc bố có tiền sử bị chàm thì trẻ nhỏ khi sinh ra cũng có khả năng cao bị bệnh. Nếu mẹ bị chàm trước thời điểm mang thai thì khả năng trẻ bị chàm sẽ là 60%. Nếu cả mẹ và bố đều bị chàm thì khả năng trẻ bị chàm sẽ là 80%.
Bệnh chàm có lây nhiễm không, lây qua đường nào và mẹ lây sang con không? Vấn đề này đã được chúng tôi giải đáp qua bài viết trên. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé.