Bệnh vảy nến là gì, chữa được không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa ra sao? Đây là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi không may mắc phải căn bệnh này. Hãy cùng giải đáp các thắc mắc trên thông qua việc tìm hiểu những thông tin trong bài viết dưới dây.
Vảy nến là gì?

Đây là một trong số những bệnh lý về da liễu xảy ra ở đa số mọi lứa tuổi. Hiện nay, bệnh đang có xu hướng ngày càng tăng nhanh không chỉ trên thế giới mà còn ở Việt Nam.
Thông thường, sau khi tế bào da cũ chết đi thì sẽ bị bong ra thành những mảng trắng. Đồng thời các tế bào da mới sẽ thay thế. Tuy nhiên, khi bị bệnh, quá trình như trên sẽ diễn ra rất nhanh. Điều này sẽ khiến cho da xuất hiện các mảng da trắng, dày và cứng tích tụ lại với nhau.
Bệnh vẩy nến có thể tự hết sau một thời gian nhưng cũng có thể bị biến chứng nếu như người bệnh không có phương pháp điều trị hợp lý. Khi bị bệnh, da sẽ xuất hiện những mảng đỏ, sần sùi và bị bong vẩy. Không chỉ vậy, người bệnh còn luôn cảm thấy ngứa ngáy, đau rát và rất khó chịu.
Những đối tượng dễ có nguy cơ mắc bệnh đó là: Người nghiện uống bia, rượu, người bị viêm da, nhiễm trùng da. Đặc biệt, độ tuổi dễ mắc phải căn bệnh này nhất đó là từ 16 đến 30 tuổi.
Bệnh vảy nến có nguy hiểm không?
Bệnh hoàn toàn có thể gây biến chứng nặng nề nếu như người bệnh không chủ quan điều trị kịp thời. Trước mắt, bệnh khiến cho da bị tổn thương nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và vẻ đẹp diện mạo bên ngoài. Về lâu dài, bệnh sẽ tiến triển nghiêm trọng hơn và khiến cho hệ tim mạch gặp nhiều vấn đề, thậm chí là dẫn đến nguy cơ bị tử vong.
Những mối nguy hiểm mà người bệnh có thể mắc phải đó là đó là:
- Tăng huyết áp: Đây là biểu hiện thường gặp của bệnh. Tăng huyết áp là nguyên nhân khiến cho bạn bị chóng mặt, đau tim, khó thở và bị đột quỵ.
- Tiểu đường, béo phì: Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng có tới 63% người mắc bệnh vảy nến bị tiểu đường. Nguyên nhân là do trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh uống thuốc có thành phần hoạt chất gây béo phì, từ đó khiến cho lượng đường ở máu tăng cao.
- Động mạch bị xơ vữa: Khi động mạch bị xơ vữa, máu trở nên khó lưu thông. Lúc này, hoạt động của tuyến tụy bị ảnh hưởng, người bệnh xuất hiện những cơn đau tim và có thể dễ dàng bị đột quỵ. Để không gặp phải biến chứng trên, người bị bệnh vẩy nến nên đến các cơ sở y tế để làm các xét nghiệm cũng như làm theo chỉ định, hướng dẫn của các bác sĩ.
- Viêm khớp vẩy nến: Những triệu chứng của căn bệnh này đó là các khớp bị đỏ, đau và sưng. Nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài, các khớp sẽ bị tổn thương vĩnh viễn và sẽ không thể đi lại bình thường được.
- Trầm cảm: Có đến 60% người mắc bệnh bị rơi vào trạng thái trầm cảm từ thể nhẹ đến trầm trọng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do họ không chịu nổi sự kỳ thị cũng như cái nhìn thiếu thiện cảm của mọi người xung quanh mình. Nhiều trường hợp tìm đến cái chết như một cách để nhanh chóng giải thoát áp lực tinh thần mà họ không thể nào chịu đựng nổi.
- Gây ảnh hưởng đến mắt: Các vùng vẩy nến ở da đầu có thể lây lan sang vùng mắt và ảnh hưởng tiêu cực tới thị lực. Ngoài ra, nếu những nốt đóng thành từng mảng nhỏ xung quang mí mắt sẽ khiến cho mắt bị nóng rát, ngứa ngáy và khô. Từ đó khiến cho đồng tử bị rối loạn và dẫn đến tình trạng viêm vùng kết mạc, viêm bờ mi. Đây chính là nguyên nhân khiến cho khả năng thị lực bị suy giảm đáng kể.
Bệnh vảy nến có chữa được không?
Đây là một căn bệnh rất khó chữa bởi nó có tính chất dễ bị tái phát và có mối liên quan mật thiết đến cơ địa của người bệnh. Nếu không điều trị đúng phương pháp, bệnh sẽ không thể khỏi hoàn toàn. Thậm chí còn có nguy cơ biến chứng nặng hơn nếu người bệnh chủ quan. Chính vì lẽ đó, để không mắc phải căn bệnh này cũng như không phải lo lắng liệu bị vảy nến có chữa được không, bạn cần phải chủ động trong việc phòng bệnh.
Việc điều trị vảy nến được xem là thành công khi bạn loại bỏ được hoàn toàn triệu chứng và không bị tái phát lại bệnh. Để chấm dứt căn bệnh, bạn cần phải loại bỏ nguồn gốc gây bệnh bên trong cũng như kết hợp với chữa trị bên ngoài. Phương pháp điều trị bệnh được áp dụng phổ biến hiện nay đó là:
- Sử dụng các loại thuốc Tây: Nhóm thuốc Tây thường đem đến tác dụng giúp giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và chống viêm hiệu quả. Tiêu biểu phải kể đến đó là thuốc chứa corticoid, thuốc bạt sừng… Trong trường hợp căn bệnh vảy nến bị biến chứng nặng nề, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc có công dụng ức chế hệ miễn dịch, chống viêm toàn thân, thuốc tiêm sinh học… Mặc dù đem đến hiệu quả điều trị nhanh chóng và tức thời nhưng việc sử dụng thuốc Tây nhiều sẽ để lại một số biến chứng như rạn da, teo da, giãn mạch. Thậm chí còn gây nên hiện tượng kháng thuốc, nhờn thuốc.
- Dùng bàng quang trị liệu: Đây được đánh giá là phương pháp tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay bởi tác dụng làm giảm nhanh chóng các triệu chứng bên ngoài. Mặc dù vậy, cách chữa vảy nến bằng bàng quang trị liệu chỉ tác động tới bề mặt da bên ngoài mà không tiêu diệt tận gốc căn nguyên gây bệnh. Chính vì vậy, hiệu quả của cách chữa này sẽ không cao và bệnh sẽ có nguy cơ tái phát trở lại.
- Trị bệnh bằng các mẹo dân gian: Ưu điểm của phương pháp này đó là khá an toàn, lành tính và không gây nhiều tác dụng phụ giống như khi sử dụng các loại thuốc tây. Các thảo dược tự nhiên hay được sử dụng để chữa vảy nến đó là lá trà, trầu không, muồng trâu… Tuy nhiên, hàm lượng dược chất có trong các loại cây này rất thấp. Vì thế, chúng chỉ có tác dụng giúp làm thuyên giảm phần nào các triệu chứng bên ngoài chứ không thể xóa sổ bệnh hoàn toàn. Mặt khác, nếu như người bệnh áp dụng sai cách, các vết trên da sẽ bị bội nhiễm và việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.
Nguyên nhân bệnh vảy nến
Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định cụ thể và đầy đủ. Tuy nhiên, có nhiều luồng ý kiến cho rằng bệnh xảy ra là do hệ thống miễn dịch gặp phải nhiều vấn đề. Cụ thể là do sự rối loạn giữa tế bào bạch cầu và tế bào T. Trong đó, yếu tố môi trường và di truyền cũng có mối liên hệ đến bệnh lý.
Những nguyên nhân tạo điều kiện khiến bệnh khởi phát đó là:
- Viêm họng liên cầu khuẩn, da bị nhiễm trùng do bị chấn thương hoặc bị thương tổn bởi các vết cắt và vết xước. Ngoài ra, các vết cắn của côn trùng, da bị cháy nắng cũng là tác nhân gây nên bệnh.
- Hút thuốc lá quá nhiều.
- Sử dụng nhiều bia rượu cũng có thể là tác nhân gây bệnh vảy nến.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt vitamin D.
- Do sử dụng một số loại thuốc chuyên dùng để điều trị rối loạn lưỡng cực, thuốc chống lại sốt rét, thuốc điều trị huyết áp cao.
Dựa trên những nguyên nhân này, người bệnh sẽ biết được cách chủ động phòng ngừa căn bệnh này để tình trạng không trở nên trầm trọng hơn.
Triệu chứng bệnh vảy nến
Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ có các triệu chứng như:
- Xuất hiện các nốt vảy màu trắng óng ánh và nhô trên bề mặt da. Những nốt này thường có rìa hồng hoặc đỏ.
- Có các vết nứt trên da gây đau.
- Da thiếu độ ẩm, khô cứng và chảy máu là triệu chứng thường thấy của bệnh vảy nến.
- Ngoài ra, da còn bị ngứa ngáy, đỏ ửng và lở loét.
- Các khớp xương bị cứng và sưng.
Thông thường, khi mắc bệnh, các vùng da bị ảnh hưởng đó là vùng đầu gối, cổ tay, mặt, da đầu, bàn chân, lưng, vùng ngực… Nếu bệnh trở nên trầm trọng , các cơn đau xương khớp sẽ xuất hiện với mức độ dày đặc hơn.
Cách chữa vảy nến hiệu quả nhất
Một trong số các cách trị bệnh được nhiều người áp dụng nhất đó là sử dụng các bài thuốc có nguồn gốc từ Đông y. Trong số đó, bài thuốc Ngưu bì giải độc ẩm của Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường là một trong số các sản phẩm chuyên dùng để điều trị các bệnh lý về da liễu như bệnh chàm, nổi mề đay, viêm da cơ địa và vảy nến. Đặc biệt, bài thuốc đã được Sở y tế công nhận và cấp phép.
Những thành phần nổi bật trong Ngưu bì giải độc ẩm bao gồm Liên kiều, ké đầu ngựa, Kinh giới, Sinh hoàng kỳ, Hoàng liên, Kinh giới, Hoàng cầm, Kim ngân hoa, Cam thảo, Xích thược… Đây đều là các vị thuốc nổi tiếng trong việc điều trị các bệnh về da liễu.
Ngưu bì giải độc ẩm là sự kết hợp giữa bộ ba bài thuốc: Thuốc uống, thuốc ngâm, thuốc bôi. Sản phẩm giúp điều trị toàn diện, triệt để căn nguyên gây bệnh vảy nến từ trong ra ngoài. Đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.
Những thay đổi rõ rệt ở người bệnh khi sử dụng Ngưu bì giải độc ẩm:
- Sau 2 đến 3 ngày: Thuyên giảm đến 40% các triệu chứng như phát ban, nổi mẩn, ngứa ngáy.
- Sau 3 đến 7 ngày: Sự tổn thương ở da được phục hồi đến 80%. Các nốt mụn và mảng da được bong ra.
- Sau 7 đến 10 ngày: Hầu như không còn xuất hiện các vết sẹo hay thâm. Da trở nên hồng hào, khỏe mạnh hơn.
Những lý do khiến Ngưu bì giải độc ẩm được nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng:
- Được cung cấp bởi nhà thuốc Đông y bậc nhất. Đó là Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường (Hà Nội) và An Dược (TPHCM).
- 100% dược liệu được trồng tại Viện Dược Liệu của Bộ y tế.
- Cơ chế điều trị bệnh toàn diện cả trong ra ngoài.
- Trong suốt quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân luôn được theo dõi sát sao bởi đội ngũ bác sĩ tại Nhà thuốc.
Bệnh vảy nến là gì, chữa được không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa, những vấn đề này đã được chúng tôi giải đáp cụ thể qua bài viết trên. Hy vọng bạn sẽ biết cách chủ động phòng ngừa và điều trị căn bệnh để cơ thể không gặp phải những biến chứng đáng tiếc. Chúc bạn chữa bệnh thành công.