Bị kiến ba khoang đốt bôi thuốc gì? Đây là một trong những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Đây là một trong những loại côn trùng nhỏ bé nhưng nọc độc của nó có khả năng gây những tổn thương khó hồi phục trên da và nguy cơ cao nhiễm trùng nếu không xử lý đúng cách.
Đặc điểm nhận biết của kiến ba khoang
Đây là loại công trùng tương đối dễ nhận biết với thân thon dài khoảng 2-3 cm, có màu vàng xậm và đen đan xen với nhau. Phần đầu và đuôi nhọn có màu đen. Loại kiến này có đốt màu đỏ ở bụng, 3 đôi chân và có khả năng di chuyển nhanh.
Loài kiến này thường xuất hiện ở những vùng nhiều cây cỏ, ruộng lúa, bãi rác, các công trình… Mùa mưa kết hợp với độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi cho loài sinh vật này phát triển. Chúng sinh sản rất nhanh và không bị tiêu diệt bởi các loại thuốc xịt chống côn trùng thông thường.
Nọc độc của kiến ba khoang có chứa một chất hóa học có tên là Pederin – một loại độc tố được đánh giá là độc gấp 12 đến 15 lần nọc độc của rắn hổ mang. Nhưng lượng chất độc tiết ra ít hơn rất nhiều và tiếp xúc trên diện tích bề mặt nhỏ nên không gây chết người.
Vết thương do kiến đốt không khó để chữa khỏi và mau lành nếu được điều trị đúng cách. Vì vậy, chẩn đoán chính xác và phân biệt được với các bệnh ngoài da khác đóng vai trò hết sức quan trọng.
Phân biệt vết thương do kiến ba khoang và một số bệnh ngoài da khác
Vết thương trên da do loài kiến này cắn thường rất dễ bị nhầm với vết phỏng trên da của bệnh zona thần kinh. Tuy nhiên, các vết thương do kiến cắn có một số dấu hiệu đặc trưng dưới đây:
- Ngoài bị đốt thì việc tiếp xúc với nọc độc cũng gây tổn thương trên da.
- Sau khi bị đốt, bạn sẽ ngay lập tức cảm thấy buốt, rát tại chỗ.
- Hầu hết xuất hiện trên phần da hở của cơ thể như tay, chân, mặt, cổ sau khi ngủ dậy.
- Các vết thương do kiến ba khoang đốt có thể tụ thành đám hoặc kéo thành các vệt dài như bị cào xước. Lúc đầu chỉ xuất hiện những nốt ban li ti màu đỏ, sau đó mưng mủ to dần, lõm hình bầu dục hoặc hình tròn màu vàng nâu ở giữa.
- Người bệnh thường có cảm giác ngứa, đau rát, khó chịu… Nếu không giữ cần thận mà gãi hoặc va chạm vào vết thương rất dễ bị chảy mủ, loét và nhiễm trùng. Một số trường hợp nặng có thể xuất hiện hạch, sốt cao.
Còn nếu bị zona thần kinh, các mụn nước tập trung thành từng chùm, trên bề mặt mụn nước có lõm. Bệnh nhân không thấy ngứa mà chỉ cảm thấy rát, đau nhức tại vùng tổn thương, đau dọc theo các dây thần kinh, mệt mỏi, nhức đầu, có thể sốt nhẹ khoảng 38 độ.
Đối với những trường hợp tổn thương do giời leo, vết thương có xuất hiện sưng tấy, đỏ và rát. Các vết loét có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể và có khả năng tự khỏi sau khoảng 1 tuần.
Thông thường, sau khi tiếp xúc với nọc kiến ba khoang từ 2-6 tiếng mới bắt đầu xuất hiện những vùng tổn thương nhẹ, có thể là ban đỏ hoặc bắt đầu sưng tấy màu tím hồng, thành vệt dài, có bờ rõ ràng. Trên da hình thành các bọng nước kèm mủ sau 1-3 ngày. Ngày thứ 3-5, các vết loét đỡ bỏng rát và bắt đầu bong vảy. Nếu được vệ sinh và điều trị đúng, vết đốt do loài kiến này sẽ mau lành trong khoảng 7-10 ngày. Nếu có bất kỳ biểu hiện nhiễm trùng như sốt, nổi hạch thì nên đến gặp ngay bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh tổn thương sâu và lan rộng sẽ để lại sẹo.
Bị kiến ba khoang đốt nên bôi thuốc gì?
Trước tiên, ngay sau khi phát hiện bị kiến đốt, bạn cần loại bỏ kiến ra khỏi cơ thể nhưng không được trực tiếp dùng tay bắt, giết con vật. Rửa lại bằng nước mát cùng với xà phòng thật nhẹ nhàng, tránh ảnh hưởng đến vết thương. Sau đó có thể sử dụng một số loại thuốc để mau khỏi và tránh lây lan sang vùng khác.
Ngay sau khi bị đốt, bạn nên bôi hồ nước càng sớm càng tốt và đều đặn hằng ngày cho đến khi vết thương lành lại. Nên duy trì bôi 2 lần một ngày và phải vệ sinh sạch vết thương bằng bông tăm y tế, nước muối sinh lý trước khi bôi thuốc. Lưu ý trong quá trình vệ sinh, cần nhẹ tay, tránh làm rỉ mủ và tiếp xúc với những vùng da lành. Đây là loại thuốc có thành phần chính là Acyclovir. Bạn có thể dễ dàng mua được ở bất kỳ quầy thuốc nào với giá tiền siêu rẻ, chỉ khoảng 5.000 đồng.
Khi vết thương chuyển sang giai đoạn mưng mủ thì có thể dùng thuốc chữa kiến ba khoang đốt kết hợp với thuốc mỡ có thành phần kháng sinh, Oxyde kẽm. Ngoài ra, có thể dùng thuốc mỡ Phenaegam bôi 8-10 lần trên ngày hay Corticoid 4-6 lần/ngày. Các loại thuốc này có tác dụng tốt đối với các vết loét ở mức độ trung bình hoặc nặng.
Nếu vết thương có biểu hiện rỉ mủ, nhiễm khuẩn, lở loét thì nên bôi thêm xanh methylen 1%. Các trường hợp có xuất hiện phản ứng toàn thân, nhiễm trùng, vết thương lớn lan rộng thì có thể uống thêm các loại thuốc kháng histamin. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên đến cơ sở y tế để được khám và điều trị đúng cách, đặc biệt là những trường hợp bị đốt ở bộ phận sinh dục và mắt.
Ngoài ra, trên thị trường còn bày bán nhiều loại thuốc khác có công dụng tốt trong điều trị vết thương do kiến ba khoang đốt như:
- Quantum Care: Sản phẩm này có cả loại dành cho trẻ em và người lớn, được dùng ở dạng xịt. Thuốc có thể xịt trực tiếp lên vết thương giúp sát khuẩn, giảm nguy cơ nhiễm trùng, giúp vết loét mau lành và hạn chế để lại sẹo.
- Smart Skin và Baby Skin: Thuốc này cũng có tác dụng đối với vết đốt của kiến ba khoang, hỗ trợ điều trị các thương tổn ngoài da, thúc đẩy quá trình hồi phục, liền da, không để lại sẹo.
- Milian: Thành phần bao gồm tím gentian, xanh methylen và nước. Thuốc còn có tác dụng trong điều trị các bệnh như zona, thủy đậu, viêm da do virus…
- Thuốc fucidin trị kiến ba khoang: Đây là một trong những loại thuốc có tác dụng kháng khuẩn tại chỗ được sử dụng để bôi ngoài da.
- Một số loại thuốc khác bạn có thể tham khảo là Diphenhydramine, Castellani, Fucidin…
Bên cạnh việc bôi thuốc thì các biện pháp phòng tránh loại kiến này đốt cũng rất quan trọng. Bạn cần đảm bảo nhà ở thông thoáng, sạch sẽ, có thói quen mắc màn khi đi ngủ. Kiến thường bị thu hút bởi những ánh sáng tím, xanh của đèn neon, bóng huỳnh quang hoặc bóng tuýp. Vì thế, để tránh loại kiến ba khoang thì vào buổi tối nên thay thế bằng các loại bóng đèn có dây tóc để thắp sáng (bóng đèn loại này cho ánh sáng màu vàng hoặc đỏ). Trước khi thay đồ hoặc đi ngủ cần kiểm tra quần áo, chăn màn có xuất hiện kiến hoặc bất kỳ loại côn trùng khác không để loại bỏ.
Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin bổ ích về các dấu hiệu nhận biết và bị kiến ba khoang đốt bôi thuốc gì? Cảm ơn các bạn đã theo dõi!