Chữa mất ngủ bằng lá vông là một mẹo dân gian được khá nhiều người biết đến bởi chúng thường mang đến hiệu quả điều trị an toàn và bền vững. Tuy nhiên, cách dùng lá vông nem để chữa bệnh này ra sao, được thực hiện thế nào thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng chúng tôi giải đáp vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Lá vông nem có trị mất ngủ không?
Cây vông xuất hiện ở rất nhiều nơi trên đất nước ta. Đây là một loại cây rất quen thuộc, dễ tìm và có công dụng trong việc chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau.
Lá vông nem có vị đắng, tính bình. Hoạt chất erythrin có trong lá vông đem đến tác dụng an thần, giúp làm giảm những căng thẳng, stress do rối loạn tâm lý gây ra. Từ đó giúp người bệnh ăn ngon, ngủ khỏe hơn. Không chỉ vậy, vị thuốc nam này còn có khả năng sát trùng, tiêu trừ trĩ, phong thấp, hạ nhiệt khá tốt.
Lá vông nem hay được sử dụng rộng rãi trong dân gian để chữa trị các chứng khó ngủ, giấc ngủ chập chờn, gián đoạn, đau đầu, cơ thể mệt mỏi…
Cách dùng lá vông chữa mất ngủ
Để chữa bệnh bằng lá vông, bạn có thể áp dụng một trong số các cách sau:
Dùng lá vông để ngâm rượu
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm lá vông, rượu trắng và 1 bình thủy tinh có kích thước vừa phải.
- Lá vông sau khi được rửa sạch thì đem phơi khô.
- Để áp dụng hiệu quả cách chữa mất ngủ bằng lá vông này thì sau khi được phơi khô, bạn đem lá vông thái thành từng miếng nhỏ và cho vào bình thủy tinh đã được chuẩn bị sẵn.
- Tiếp theo đó, bạn đổ rượu vào bình thủy tinh theo tỉ lệ cứ 1 lít rượu thì đổ vào 100gr lá vông.
- Ngâm rượu vông trong khoảng thời gian từ 15 đến 20 ngày là bạn đã có thể lấy ra sử dụng.
- Duy trì sử dụng rượu lá vông mỗi ngày từ 10 đến 20ml, bạn sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt.
Uống nước lá vông trị mất ngủ
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm lá vông, ấm đất và nước trắng.
- Rửa sạch lá vông và phơi khô.
- Cho lá vông đã được phơi khô và 200ml nước trắng vào ấm đất.
- Tiếp theo đó, bạn đặt ấm lên bếp và đun lửa thật nhỏ cho đến khi nào chỉ còn 50ml nước thì dừng đun.
- Thời điểm phù hợp nhất để dùng nước lá vông là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Lá vông kết hợp với các nguyên liệu khác trị mất ngủ
Lá vông khi được kết hợp với các vị thuốc như táo nhân, tâm sen… sẽ khiến cho quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt hơn. Không chỉ vậy, chúng còn cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nhờ cơ chế kích thích khả năng ăn uống rất tốt. Bạn có thể thực hiện theo một trong hai cách sau:
Cách 1:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm táo nhân 10g, lá vông 16g, tâm sen 5g, hoa nhài từ 2 đến 3 bông và nước 1 lít.
- Đem táo nhân sao cho thật đen, còn tim sen thì sao cho đến khi có mùi thơm, lá vông nem thì rửa sạch và vò nát.
- Cho tất cả hỗn hợp trên vào bình giữ nhiệt, cho thêm nước sôi vào để hãm cho tới khi nào chúng ra nước.
- Để có mùi thơm, bạn thêm hoa nhài vào nước và sử dụng.
- Mỗi ngày bạn nên chia nước lá vông ra uống trị mất ngủ, kiên trì sử dụng một thời gian bạn sẽ thấy tình hình bệnh được cải thiện đáng kể.
Cách 2:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm lạc tiên 50g, lá vông 30g, lá dâu tằm 10g, nước 1 lít.
- Cho tất cả các nguyên liệu trên đem đi rửa sạch và cho vào chảo để sao vàng lên.
- Tiếp theo đó, bạn đem hãm với nước sôi và đậy nắp để nước nhanh ra màu.
- Bạn có thể thêm hoa nhài vào nếu muốn nước uống có thêm mùi vị.
Xem thêm: Cách trị mất ngủ tại nhà cho người trẻ, người già hiệu quả nhất
Trị mất ngủ với những món ăn từ lá vông
Từ lá vông, bạn có thể chế biến ra các món ăn một cách đơn giản và dễ dàng. Sau đây là một số món mà bạn có thể áp dụng.
Luộc lá vông
- Cho thêm một chút muối vào nước đang được đun sôi.
- Tiếp theo đó, bạn cho lá vông vào nồi để luộc chín và vớt ra để dùng.
- Bạn nên dùng lá vông nem trị mất ngủ bằng cách luộc ăn với cá kho, nước chấm và cơm nóng.
- Phần nước sau khi luộc lá vông, bạn có thể thêm chút gia vị và ăn thay cho canh.
Tôm đất nấu canh lá vông
- Làm sạch tôm, bỏ vỏ và ướp thêm hành, các loại gia vị để tăng hương vị.
- Đập hành củ và phi lên sao cho thật thơm. Tiếp theo đó, bạn băm tôm thành nhiều phần nhỏ rồi cho vào hành để xào.
- Cho thêm một chút nước đun sôi lên và bỏ thêm lá vông vào.
- Duy trì ngọn lửa to để lá vông được chín, gia giảm thêm các loại gia vị sao cho hợp với khẩu vị của bạn.
Món ăn từ nhộng tằm và lá vông trị mất ngủ
- Rửa sạch nhộng tằm và để ráo nước, sau đó cho thêm các loại gia vị vào.
- Rửa sạch lá vông và cắt thành từng miếng nhỏ.
- Phi hành sao cho thật vàng rồi đổ nhộng vào để xào. Khi nhộng chín thì cho phần lá vông đã được cắt sẵn vào đảo đều.
- Bạn có thể ăn kèm với bánh tráng để tăng hương vị thưởng thức hơn.
Cây vông chữa mất ngủ có hạn chế gì?
Lá vông nem được đánh giá là vị thuốc dân gian đem đến nhiều hiệu quả vượt trội trong việc điều trị chứng rối loạn giấc ngủ. Mặc dù vậy, những hạn chế, nhược điểm của loại cây này không phải là không có.
- Nhờ cơ chế tác động sâu vào hệ thần kinh trung ương nên các hoạt chất có trong lá vông nem giúp người bệnh nhanh chóng đi sâu vào giấc ngủ. Thế nhưng, nếu người bệnh sử dụng vị thuốc này trong một khoảng thời gian dài, tác dụng điều trị bệnh của lá vông nem sẽ không hiệu quả nữa. Chính vì vậy, khi sử dụng lá vông nem, bạn chỉ nên dùng trong một khoảng thời gian ngắn và sau đó thì dừng lại.
- Để tránh tình trạng các hoạt chất bị mất đi, bạn chỉ nên phơi lá vông trong bóng râm và không nên phơi lá trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
- Lá vông nem trị mất ngủ chỉ có tác dụng khi đi vào hai kinh là can và thận. Trong trường hợp người bệnh bị rối loạn giấc ngủ do tỳ, tâm, phế thì các triệu chứng bệnh sẽ không được cải thiện.
- Người gặp phải tình trạng đau, sưng và đỏ khớp không nên dùng lá vông nem để chữa bệnh. Ngoài ra, những người mắc chứng cao huyết áp, trẻ em dưới 12 tuổi cũng không nên dùng lá vông nem để tránh gặp phải tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
- Dùng lá vông nem để chữa chứng rối loạn giấc ngủ chỉ là một mẹo chữa bệnh của dân gian, hiệu quả điều trị của phương pháp này còn phụ thuộc vào cơ địa của người bệnh. Chính vì vậy, bạn không nên lệ thuộc quá nhiều vào cách chữa này.
Trên đây là những mẹo chữa mất ngủ bằng lá vông rất đơn giản mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Để việc điều trị này trở nên hiệu quả, bạn nên kết hợp với việc duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho hợp lý và khoa học. Có như vậy thì tình trạng bệnh lý mới được cải thiện và sức khỏe của bạn mới trở nên ổn định hơn.