Chữa mề đay bằng lá tía tô có tốt không? Đây chắc chắn là một trong những chủ đề nhận được rất nhiều những bàn luận. Vậy cách chữa trị ra sao và cần phải lưu ý những gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp trong bài viết này.
Lá tía tô chữa bệnh mề đay không?
Tía tô được biết đến với tên khoa học là Perilla frutescens Lamiaceae, tía tô được chia thành nhiều loại khác nhau như tía tô tím, lục hoặc tía tô đỏ, chúng đều có giá trị dược tính rất cao.
Theo YHCT thì loại cây này có tính ấm, vị thơm đặc trưng thường được sử dụng trong việc giải độc, giảm ngứa, tán hàn rất hiệu quả. Do đặc tính trên thì tía tô thường được sử dụng trong việc điều trị những bệnh lý ngoài da rất hiệu quả.
Còn theo y học hiện đại thì trong thành phần của tía tô có chứa các hợp chất như: Xeton, Furan, Hydrocarbon, Aldehyde và chứa khoảng 0.3% tinh dầu. Những hợp chất này đều có tác dụng giúp kháng viêm, chống tình trạng oxy hóa, ngăn ngừa tình trạng dị ứng của cơ thể rất hiệu quả.
Vậy lá tía tô chữa bệnh mề đay không? Câu trả lời là có, việc sử dụng lá tía tô thường xuyên trong điều trị bệnh có thể giúp cho cơ thể tăng cường sức đề kháng và tăng cường quá trình làm lành các thương tổn do bệnh gây ra.
Việc sử dụng lá tía tô trong điều trị bệnh là một trong những phương pháp an toàn và không gây ra tác dụng phụ và phù hợp với nhiều đối tượng người bệnh trong đó có trẻ em và phụ nữ mang thai.
Tuy nhiên, trước khi áp dụng điều trị bệnh thì người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ để giúp cho việc điều trị đạt được những kết quả tốt nhất.
Cách chữa mề đay bằng lá tía tô
Có rất nhiều phương pháp để sử phương pháp sử dụng lá tía tô trong điều trị bệnh. Người bệnh có thể tham khảo một số cách sau đây để áp dụng tại nhà giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Tắm nước lá tía tô chữa mề đay
Đối với những người mắc bệnh ở diện tích rộng thì phương pháp tắm lá tía tô là một trong những cách chữa tối ưu.
Quá trình tắm lá sẽ giúp người bệnh cải thiện hiệu quả tình trạng ngứa ngáy, làm dịu các nốt mẩn đỏ trên da, giúp làm sạch da và cải thiện hiệu quả tuyến phòng thủ bảo vệ da.
Để mang lại được hiệu quả bạn có thể kết hợp tía tô với một số loại thảo dược như lá sả, lá khế, hương nhu, chanh,…
Cách thực hiện như sau:
- Bạn cần chuẩn bị 1 nắm lá tía tô tươi và một số loại thảo dược khác. Các nguyên liệu cần được sửa sạch vào để ráo nước.
- Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi đun cùng với 3 lít nước, sau khi nước sôi cho nhỏ lửa đun thêm 5 phút nữa thì tắt bếp.
- Dùng nước này pha thêm cùng với nước lạnh để tắm, có thể sử dụng bã của lá tía tô để chà nhẹ lên vùng bị tổn thương do bệnh.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng đối với người bệnh ở giai đoạn nhẹ, trong trường hợp xuất hiện bội nhiễm trên da thì bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp này.
Trị mề đay bằng lá tía tô với phương pháp uống
Đối với những người bệnh lâu năm thì phương pháp uống sẽ giúp cải thiện các triệu chứng một cách đáng kể. Việc uống nước lá tía tô có thể giúp cho cho thể đào thải được chất độc từ bên trong từ đó giúp cải thiện các triệu chứng bệnh hiệu quả.
Cách thực hiện như sau:
- Bạn cần chuẩn bị 1 nắm lá tía tô tươi, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút và rửa lại bằng nước sạch để ráo nước.
- Phương pháp uống lá tía tô trị mề đay với bước tiếp theo cần thực hiện xay hoặc cũng có thể giã nhuyễn rồi đun cùng với 300ml nước cho đến khi nước sôi, cần chú ý đun nhỏ lửa.
- Lọc lấy phần nước uống có thể chia thành 2 lần uống trong ngày. Áp dụng đều đặn trong vòng 1 tuần để có thể thấy được sự hiệu quả.
Hoặc có thể dùng trà tía tô, cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô tươi, 1 củ gừng. Lá rửa sạch, gừng loại bỏ vở và thái lát mỏng.
- Cho 2 nguyên liệu vào ấm trà, hãm trong khoảng 10 – 15 phút là có thể sử dụng để uống.
Người bệnh có thể áp dụng đều đặn hằng ngày giúp hỗ trợ điều trị bệnh và giảm hiệu quả các triệu chứng trong khoảng 10 ngày điều trị.
Chữa mề đay bằng lá tía tô với phương pháp đắp
Đây là một trong những cách chữa vô cùng đơn giản, đối với trường hợp người bị bệnh ở diện tích nhỏ. Quá trình đắp sẽ giúp giảm tình trạng ngứa, sưng đỏ, giúp làm dịu các triệu chứng trên da.
Cách thực hiện như sau:
- Với cách đắp là tía tô chữa mề đay bạn cần chuẩn bị 1 nắm lá tía tô tươi, ngâm lá với nước muối pha loãng khoảng 15 phút và rửa lại với nước sạch, để ráo nước.
- Đem lá tía tô đi giã nát và thêm 1 chút muối.
- Trước khi đắp lá cần vệ sinh sạch vùng bệnh, sau đó đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương do bệnh.
- Đắp trong khoảng 20 phút và rửa lại bằng nước sạch.
Phương pháp này có thể được thực hiện 2 lần/ 1 ngày, áp dụng đều đặn sẽ giúp người bệnh giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả
Chú ý khi dùng lá tía tô trị mề đay
Đây là một phương pháp điều trị bệnh dân gian được rất nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu khoa học chính thức về độ hiệu quả của các phương pháp trên.
Người bệnh cũng cần phải lưu ý là hiệu quả của phương pháp này trên mỗi người là không giống nhau vì còn tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh hiện tại. Ngoài ra, để đảm bảo hiệu quả trong điều trị và tránh những tác dụng phụ không mong muốn thì bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi áp dụng các cách chữa trên.
Trong quá trình sử dụng lá tía tô chữa mề đay người bệnh cũng cần phải lưu ý một số vấn để sau:
- Chọn lá tía tô nên chọn nguồn thật sạch, không có tồn dư chất bảo vệ thực vật.
- Quá trình đắp, uống hoặc chườm chỉ nên áp dụng cho những trường hợp người bệnh ở giai đoạn nhẹ, không nên áp dụng với trường hợp người bệnh ở giai đoạn nặng, vùng tổn thương xuất hiện tình trạng bội nhiễm.
- Không nên sử dụng bài thuốc uống, trà quá nhiều vì có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, táo bón,…
- Phụ nữ mang thai chỉ lên áp dụng phương pháp điều trị bệnh ngoài da. Không nên áp dụng phương pháp uống, vì có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi.
Trên đây là một số cách chữa mề đay bằng lá tía tô và lưu ý trong quá trình điều trị mà bạn có thể tham khảo. Đây là phương pháp dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng bệnh không thể thay thế được phương pháp điều trị bệnh hiện đại. Hy vọng, với những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị