Chi cỏ xạ hương có tác dụng gì? Đặc điểm phân bố, cách dùng và một số lưu ý

  • Cây thuốc
  • 02-11-2022

Chi cỏ xạ hương là một trong những loại dược liệu quý đang được rất nhiều người quan tâm bởi công dụng hỗ trợ và điều trị nhiều chứng bệnh và không gây ra tác dụng phụ gì đối với người dùng. Vậy để giúp bạn đọc hiểu hơn về công dụng của loại cây này hãy cùng angiacnu.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Chi cỏ xạ hương là cây gì?

Chi cỏ xạ hương còn được gọi với một tên khác là bách lý hương (tên khoa học; Thymus vulgaris) thuộc họ bạc hà. Cây xạ hương có mùi thơm mát ngọt, dễ chịu nên có thể được sử dụng để bào chế tinh dầu thơm.

Đặc điểm cây cỏ xạ hương

Cỏ xạ hương là cây dưới bụi cao từ 30 đến 50cm và tạo thành từng khóm xám hay có màu lục trăng trắng, trên thân cây có lông mịn. Lá cây xạ hương khá nhỏ, hình mũi mác, hoa có các màu như trắng, hồng hoặc cũng có thể là tím.

Đặc điểm phân bố

Cây dược liệu này được tìm thấy ở nhiều nước thuộc khu vực ôn đới. Ở Việt Nam loại dược liệu này thường được nhập khẩu và được trồng ở Sapa dùng để làm thuốc.

Thành phần hóa học có trong cây cỏ xạ hương 

Thành phần chính có trong loại cây này là Thymol và Carvacrol. Trong đó:

  • Thymol có tác dụng giúp chống viêm, ức chế vi khuẩn, chống oxy hóa, tăng cường sức khỏe và có thể giúp ngăn ngừa được sự phát triển của các khối u.
  • Carvacrol có trong chi cỏ xạ hương có tác dụng giúp chống viêm, kháng khuẩn cực kỳ hiệu quả.

Ngoài ra các nhà khoa học còn tìm thấy một số thành phần hóa học khác có trong cây như: Alcol, Carbul, B-hexenol, Alcol amylic, P-cymen…

Tác dụng cây cỏ xạ hương

Có rất nhiều nghiên cứu y học lâm sàng và được kiểm nghiệm trên người và một số động vật đã chứng minh một số tác dụng của cây mang lại như:

Theo y học cổ truyền:

Cây cỏ xạ hương có tác dụng giảm đau, khu phong giải biểu. Một số thầy thuốc còn sử dụng trong việc điều trị các triệu chứng như: đau đầu, cảm mạo, ho, trướng bụng, bạch đới….

Giảm ho

Việc sử dụng tinh dầu xạ hương là phương pháp điều trị ho một cách tự nhiên nhất. Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng việc kết hợp chi cỏ xạ hương với cỏ thường xuân có thể giúp giảm ho một cách nhanh đồng thời giảm đi các triệu chứng của bệnh viêm phế quản rất tốt.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Do trong cây xạ hương có chứa hàm lượng vitamin A và C cao và các hoạt chất như sắt, chất xơ…Các chất này có tác dụng tốt trong việc làm tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Khử trùng 

Do trong dầu của cỏ xạ hương có chứa nhiều chất có khả năng chống nấm và thường được sử dụng để chống nấm ở mức độ vừa phải.

Xua đuổi côn trùng

Do thành phần Thymol có trong cây xạ hương có tác dụng giúp ngăn chặn vi khuẩn và virus, ngoài ra còn có tác dụng giúp xua đuổi côn trùng hiệu quả. Cỏ xạ hương còn được sử dụng trong việc bào chế nước hoa, các loại đồ mỹ phẩm khác.

Cỏ xạ hương giúp An thần

Do loại thảo dược này có mùi thơm mát dễ chịu nên tinh dầu xạ hương hay được cho vào đèn xông tinh dầu. Có tác dụng giúp cải thiện giấc ngủ, hỗ trợ điều trị rối loạn giấc ngủ rất hiệu quả.

Cách sử dụng chi cỏ xạ hương trong điều trị bệnh

Loại cây này được sử dụng qua nhiều hình thức và cách sử dụng cũng khác nhau như:

Trà cỏ xạ hương

  • Dùng khoảng 2 muỗng cà phê cỏ tươi hoặc 1 muỗng cỏ khô đem hãm với khoảng 300ml nước sôi. Đổ ra cốc và cho thêm khoảng một ít mật ong giúp tăng hương vị.
  • Uống khoảng 3 lần trong ngày và mỗi lần uống khoảng 100ml.

Sử dụng tinh dầu chi cỏ xạ hương

Cho khoảng 4-5 giọt tinh dầu vào trong đèn xông tinh dầu để lan tỏa hương giúp thư giãn tinh thần khi ngủ.

Ngoài ra, liều lượng sử dụng còn phải phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Chính vì vậy, trước khi sử dụng cần phải tham khảo chuyên gia để biết được liều lượng sử dụng giúp đảm bảo sức khỏe.

Một số lưu ý khi sử dụng cỏ xạ hương

Trong quá trình sử dụng loại thảo dược này, bạn nên chú ý một số vấn đề sau để đảm bảo sức khỏe khi sử dụng:

  • Đây là loại thảo dược cực kỳ an toàn đối với cơ thể khi sử dụng liều lượng vừa phải và trong khoảng thời gian ngắn. Loại dược liệu này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ tới đường tiêu hóa như làm rối loạn tiêu hóa.
  • Đối với trẻ em, phụ nữ đang mang thai, người đang cho con bú có thể sử dụng cỏ xạ hương nhưng với liều lượng nhỏ.
  • Đối với những người bị dị ứng với các thành phần có trong cây cỏ xạ hương có thể gây ra các biểu hiện như ngứa, phát ban, khó thở thì không nên sử dụng.
  • Đối với những người cần thực hiện phẫu thuật thì không nên sử dụng loại thảo dược này ít nhất khoảng 2 năm. Do nó có tác dụng làm chậm đông máu.

Trên đây là một vài thông tin về chi cỏ xạ hương mà bạn nên biết. Trước khi sử dụng loại thảo dược này bạn nên hỏi qua ý kiến của các bác sĩ tránh các tác dụng phụ làm ảnh hưởng tới sức khỏe.

Bài viết cùng chủ đề