Giấc ngủ REM viết tắt của từ tiếng anh có nghĩa là Rapid eye movement – Giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh. Để hiểu hơn về khái niệm này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nội dung dưới đây.
Giấc ngủ REM là gì?
Giấc ngủ REM – Rapid eye movement nó có nghĩa là mắt người có chuyển động nhanh. Ở trong giấc ngủ nó có thể hiểu là giai đoạn khi chúng ta ngủ nhưng mắt vẫn có những chuyển động, đây chính là giai đoạn não hoạt động mạnh, tạo ra những hình ảnh lạ thường được gọi là giấc mơ.
Cơ thể ở trạng thái REM thường có nhịp thở rất nhẹ nhanh nhưng tim thường sẽ đập nhanh hơn bình thường. Theo các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng thời gian REM chiếm tới 41% thời gian ngủ của mỗi con người. Khoảng thời gian này cũng sẽ có thể được thay đổi tùy thuộc vào rất nhiều các yếu tố như độ tuổi, chế độ sinh hoạt và ăn uống hằng ngày của mỗi con người.
Thời điểm gần đây thì giấc ngủ REM được rất nhiều các nhà khoa học đưa vào công trình nghiên cứu của mình và được đánh giá rất nhiều. Bởi nó đóng một vai trò rất quan trọng và có sức ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của cơ thể.
Trong giai đoạn REM của giấc ngủ mắt của chúng ta vẫn đang trong trạng thái hoạt động, mỗi người sẽ có những giấc mơ khác nhau, nguyên nhân thường là do bộ não của bạn đang nhớ lại những việc đã xảy ra trong ngày. Từ đó, có thể giúp phần nào cơ thể loại bỏ những dư thừa trong trí nhớ để giúp cơ thể làm mới và trở nên tươi vui hơn trong ngày mới.
Nhờ việc có thể làm mới lại bộ não của mình mà giấc ngủ REM mang lại được rất nhiều những lợi ích cho cơ thể. Không những thế nó còn giúp tăng cường trí nhớ, thúc đẩy hiệu quả khả năng làm việc của não bộ.
Những giai đoạn của giấc ngủ REM
Theo những nghiên cứu của các nhà khoa học và dựa vào những thiết bị chuyên biệt để có thể đo đạc và ghi lại những hoạt động của bộ não trong giấc ngủ và từ đó có thể đưa ra được nhiều những phân tích về cấu trúc của giấc ngủ và chia thành 4 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Giai đoạn mới bắt đầu vào giấc ngủ, nhịp thở dần chậm, nhịp tim ở trạng thái ổn định, huyết áp và nhiệt độ ở não có dấu hiệu giảm, lượng máu di chuyển đến não giảm. Sóng não chậm với biên độ nhỏ và có dấu hiệu đều đặn hơn. Ở giai đoạn này người ngủ rất dễ bị tỉnh giấc do một số những yếu tố tác động.
- Giai đoạn 2: Thời gian có thể kéo dài khoảng 20 phút, thời điểm này người ngủ vẫn có thể nhận thức một cách mơ hồ và có xuất hiện một vài những ý nghĩ rời rạc trọng đầu. Lúc này, mặt vẫn hoạt động nhưng không thể nhìn thấy mọi vật xung quanh. Sóng não tại thời điểm này bắt đầu có dấu hiệu chậm lại, biên độ lớn và thỉnh thoảng xuất hiện các đợt sóng nhanh, nhịp thở và nhịp tim có dấu hiệu chậm lại. Giai đoạn này người ngủ có thể bị tỉnh giấc bởi những âm thanh vừa và lớn.
- Giai đoạn 3 của giấc ngủ REM: Giai đoạn khá sâu của giấc ngủ, người ngủ rất khó tỉnh. Sóng não bắt đầu chậm dần so với 2 giai đoạn trước, biên độ lớn, mắt và tay chân lúc này bật động. Đây bắt đầu vào giai đoạn giấc ngủ sâu, giai đoạn này xuất hiện sau 30 – 50 phút khi bạn bắt đầu vào giấc ngủ.
- Giai đoạn 4: Giai đoạn ngủ sâu, sóng não đồ đo được là sóng delta với biên độ lớn, tần suất rất chậm và có sóng nhọn. Giai đoạn này, nhiều người có thể xuất hiện tình trạng mộng du hoặc tiểu dầm. Khi bị đánh thức ở giai đoạn này, người ngủ có thể bị mất phương hướng và những suy nghĩ có thể sẽ bị tan rã.
Đây được biết đến là 4 giai đoạn của trạng thái ngủ REM. Trạng thái ngủ này đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với cơ thể. Vậy trạng thái này có thể được điều chỉnh theo ý muốn hay không? Hãy cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu ở nội dung phía dưới.
Giấc ngủ REM có thể điều chỉnh theo ý muốn được không?
Khi đã biết được giấc ngủ REM là gì? Thì rất nhiều người có thắc mắc là liệu mình có thể điều trị được nó hay không? Câu trả lời của chúng tôi là có. Việc điều chỉnh được REM bạn có thể áp dụng thay đổi dựa vào thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống hằng ngày của bạn.
Để xây dựng một giấc ngủ tốt nhất bạn có thể tham khảo một số vấn đề sau:
- Chế độ ngủ nghỉ phù hợp là một trong những yếu tố rất quan trọng, giấc ngủ REM thường được bắt đầu trong khoảng 1 giờ đồng hồ khi chúng ta chìm vào giấc ngủ. Thế nên, việc ngủ đúng giờ, điều độ theo một khung giờ nhất định là điều rất quan trọng vì nó có thể giúp chúng ta có một giấc ngủ trong giai đoạn REM một cách tốt và hiệu quả nhất.
- Chế độ ăn uống hàng ngày cũng đóng vai trò rất lớn. Việc ăn uống điều độ không chỉ đơn giản là là ăn đủ lượng thực ăn mà nó còn phải phụ thuộc vào chính thời gian ăn của bạn. Bạn nên xây dựng cho mình một quy chuẩn và có lịch ăn uống hằng ngày khoa học và đúng thời gian. Tuyệt đối không nên ăn trước khi ngủ 2 giờ đồng hồ để tránh những tác nhân khiến ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn.
- Tuyệt đối không nên dùng các chất kích thích. Việc sử dụng các chất này chính là nguyên nhân gây ra tình trạng khó ngủ. Nếu có ngủ được thì lúc đó cơ thể đã quá mệt và có thể gây tình trạng rối loạn giấc ngủ REM.
- Cần nên kiểm soát quá trình ngủ ngày của bạn. Việc ngủ ngày là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng khó ngủ vào buổi tối. Đến khi vào giấc ngủ thường do cơ thể bạn quá mệt và khi tỉnh dậy cơ thể sẽ cảm thấy rất mệt mỏi.
- Ngoài ra, việc lựa chọn gối ngủ, nệm ngủ của cần thiết vì nó giúp cơ thể có cảm giác thoải mái trong quá trình ngủ.
Giấc ngủ rem là gì? Những giai đoạn trong giấc ngủ mà bạn có thể biết. Câu trả lời đã được chúng tôi gửi đến bạn. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn hiểu hơn về vấn đề này.