Hội chứng chân không yên là gì? Nguyên nhân gây bệnh do đâu, cách điều trị bệnh như thế nào để mang lại hiệu quả? Đây đều là những thắc mắc của rất nhiều người. Để giải đáp được vấn đề trên hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin trong bài viết này.
Hội chứng chân không yên là gì?
Hội chứng chân không yên viết tắt là RLS với tên tiếng anh là Restless Legs Syndrome, một trong những dấu hiệu của sự rối loạn hệ thần kinh gây ra tình trạng chân muốn di chuyển không ngừng. Bởi vì tình trạng này thường có dấu hiệu xuất hiện vào ban đêm nên nó ảnh hưởng không nhỏ tới giấc ngủ của người bệnh.
Tình trạng bệnh luôn khiến cho người bệnh phải đứng lên và di chuyển xung quanh vì khi làm như vậy thì các các triệu chứng của bệnh mới thuyên giảm. Hội chứng này có thể gặp phải ở bất kỳ lứa tuổi nào và bệnh thường nặng hơn khi già đi.
Phụ nữ có khả năng cao mắc bệnh hơn là nam giới, phần lớn những đối tượng mắc bệnh thường ở độ tuổi trung niên. Bệnh có thể gây tình trạng phá vỡ giấc ngủ khiến cho người bệnh buồn ngủ hơn vào ban ngày và gây ra tình trạng khó khăn trong quá trình di chuyển.
Bệnh rất khó có thể phát hiện chính xác vì các triệu chứng của bệnh rất dễ bị nhầm lẫn hoặc chẩn đoán sai khi ở giai đoạn nhẹ và cách triệu chứng không rõ ràng.
Các triệu chứng của hội chứng chân không yên
Những người mắc hội chứng này thường sẽ có những hiệu hiện khó chịu ở chân, đôi khi tình trạng khó chịu còn xuất hiện ở cánh tay hoặc những bộ phận khác trên có thể. Bệnh gây ra cảm giác khó chịu khiến cho người bệnh luôn muốn di chuyển chân để giúp giảm các triệu chứng khó chịu.
Các triệu chứng thường gặp phải như: Ngứa, chuột rút, khó chịu, giật cơ, cảm giác như bị côn trùng bò ở chân,… Các triệu chứng này diễn ra một cách mạnh mẽ khi người bệnh nghỉ ngơi, đặc biệt là khi nằm hoặc khi ngồi.
Các triệu chứng của hội chứng chân không yên có thể diễn biến từ nhẹ cho đến nặng và đôi khi biến mất trong một khoảng thời gian nhất định.
Phần lớn các triệu chứng khó chịu thường được giảm hoặc biến mất trong quá trình di chuyển, các triệu chứng bệnh thường có xu hướng xấu đi vào buổi tối. Triệu chứng chân co giật vào ban đêm thường được gọi là chuyển động chi định kỳ giấc ngủ. Tình trạng này làm cho thay đổi không tự nguyên và mở rộng chân khi ngủ.
Các chuyển động được lặp đi lặp lại nhiều lần và xảy ra trong suốt cả đêm gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ trong một thời gian dài nếu bệnh không được điều trị.
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng chân không yên
Trong rất nhiều trường hợp người bệnh, không tìm ra được nguyên nhân gây nên hội chứng này. Theo các nhà nghiên cứu phỏng đoán thì tình trạng này có thể do sự mất cân bằng của một số hóa chất dopamine trong não. Hóa chất này sẽ tác động lên các chi và cơ bắp khiến người bệnh tăng kích thích cho việc chuyển động.
Hội chứng này có tính di truyền vì các nhà nhiêu cứu đã xác định được những khiếm khuyết trong gen trên các nhiễm sắc thể có mặt ở những người mắc hội chứng chân không yên.
Ngoài ra, một số yếu tố liên quan có thể làm tăng sự phát triển và khiến cho bệnh trở nên năng hơn như:
- Quá trình sử dụng thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống co thắt, thuốc loạn thần, thuốc cảm,… có thể là nguyên nhân khiến cho bệnh trở nặng hơn.
- Các bệnh lý mạn tính: Một số các chứng bệnh mãn tính như suy thận, tiểu đường, bệnh Parkinson,… Thường là những tác nhân dẫn đến hội chứng chân không yên.
- Giai đoạn thai kỳ: Một số trường hợp phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ mắc phải chứng bệnh này thường ở giai đoạn 3 tháng cuối. Các triệu chứng bệnh thường có xu hướng tự biến mất sau khoảng 1 tháng sau sinh.
Nguyên nhân gây bệnh chưa tìm ra rõ, tuy nhiên có nhiều nghi ngờ rằng gen đóng vai trò rất lớn trong việc xuất hiện bệnh lý này.
Chẩn đoán và cách điều trị hội chứng chân không yên
Không có bất kỳ một xét nghiệm y khoa nào có thể chẩn đoán chính xác được bệnh. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn có thể áp dụng một số những xét nghiệm để giúp loại trừ các bệnh lý khác.
Việc chẩn đoán phần lớn sẽ được dựa trên chính các triệu chứng của bệnh nhân, tiểu sử gia đình có người bệnh bệnh, việc sử dụng thuốc và một số các tình trạng y khoa khác.
Sau khi đã có những kết quả chẩn đoán chính xác bệnh, phần lớn các phương pháp điều trị đều nhắm tới mục tiêu là giúp đẩy nhanh các triệu chứng bệnh.
Các loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị hội chứng chân không yên bao gồm:
- Nhóm thuốc dopaminergic có tác dụng chất các chất dẫn truyền thần kinh dopamine trong não và đã được sự phê chuẩn điều trị hội chứng này bởi FDA.
- Nhóm thuốc an thần: Nhóm thuốc này có thể giúp cho người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể khiến cho người bệnh ngủ gật vào ban ngày.
- Nhóm thuốc chống co giật hoặc động kinh cũng được áp dụng trong quá trình điều trị bệnh.
Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp các phương pháp giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh như: Massage chân, sử dụng miếng đệm rung, tắm với nước ấm hoặc đệm sưởi để áp dụng cho chân. Ngoài ra, việc luyện tập thể dục đều đặn, thiết lập chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học cũng là một trong những phương pháp giúp giảm thiểu tình trạng bệnh hiệu quả.
Hội chứng chân không yên là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa hiệu quả đã được chúng tôi gửi đến bạn thông qua nội dung trên. Hy vọng, với những thông tin trên có thể giúp phần bạn hiểu hơn về chứng bệnh này để từ đó sẽ giúp bạn tìm được phương pháp trị bệnh hiệu quả.