Hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì? Các triệu chứng và cách chữa

  • Mất ngủ
  • 02-11-2022

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị bệnh ra sao? Đây luôn là những chủ đề được mọi người quan tâm. Để tìm ra được lời giải đáp hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin trong bài viết này. 

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì?

Hội chứng ngưng thở khi ngủ OSA, tên tiếng anh là Obstructive Sleep Apnea, một trong những hội chứng rối loạn liên quan tới giấc ngủ, tình trạng này thường xảy ra  khi người bệnh ngưng thở trong khoảng hơn 10 giây và tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm và kèm theo tình trạng ngủ ngáy quá mức. 

Những bệnh nhân mắc bệnh thường có những khoảng trống trong quá trình thở hoặc có tình trạng tắc nghẽn khí nghiêm trọng trong quá trình đi sâu và giấc ngủ. Người mắc bệnh nếu không được điều trị có thể xuất hiện tình trạng ngưng thở nhiều lần khi ngủ trọng một đêm. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của não bộ và những bộ phần khác trên cơ thể vì không nhận được đủ lượng oxy cần thiết. 

Hội chứng ngưng thở khi ngủ thường được chia thành 2 dạng đó là: 

  • Ngưng thở khi ngủ do tình trạng tắc nghẽn: Đây là một trong 2 dạng phổ biến, nguyên nhân thường là do tình trạng tắc nghẽn đường thở thường là do các mô mềm chèn ép xuống cổ họng khi ngủ.
  • Ngưng thở khi ngủ thể trung tâm: Tình trạng này không phải là do bị tắc nghẽn mà là do có sự bất ổn nào đó phía bên trong trung tâm điều khiển hô hấp khiến cho não khó khăn trong việc kiểm soát hơi thở. 

Phần lớn tình trạng này thường xuất hiện ở đối tượng là nam giới thừa cân ở độ tuổi trên 35, có kích thước cổ lớn, đối tượng có amidan lớn, lưỡi hơn hoặc cho kích thước xương hàm nhỏ, những đối tượng có tiền sử gia đình có người bị ngưng thở khi ngủ,…

Một số triệu chứng của hội chứng ngưng thở khi ngủ

Các triệu chứng của căn bệnh này rất dễ có thể nhận biết vì nó là các triệu chứng bệnh rất đặc trưng bao gồm: 

  • Mỗi buổi sáng thức dậy thường xuất hiện tình trạng cổ họng khô  hoặc đau. 
  • Ngáy to và nhiều trong quá trình ngủ. 
  • Xuất hiện cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày mặc dù tối hôm trước đã ngủ từ sớm. 
  • Giấc ngủ không được trọn vẹn. 
  • Đêm hay thức dậy nhiều lần.
  • Buổi sáng khi thức dậy có cảm giác mệt mỏi và đau đầu. 

Trên đây là một số các triệu chứng đặc trưng của bệnh, ngoài ra còn một số triệu chứng khác không được chúng tôi đề cập ở trên. Để có câu trả lời tốt nhất thì bạn có thể tham khảo thông tin từ phía bác sĩ.

Các phương pháp xét nghiệm hội chứng ngưng thở khi ngủ

 Nếu người bệnh có những triệu chứng trên thì bác sĩ có thể sẽ yêu bạn thực hiện xét nghiệm chuyên biệt polysomnogram. 

Đây được biết đến là một bài kiểm tra với nhiều thành phần để có thể ghi lại các hoạt động cụ thể trong quá trình ngủ. Các ghi nhận đó sẽ được phân tích bởi các chuyên gia, bác sĩ về giấc ngủ xem là bệnh nhân có phải mắc hội chứng này hay không. 

Ngoài ra bạn có thể được các bác sĩ chỉ định một số các xét nghiệm khác để có thể đưa ra được kết quả chẩn đoán một cách chính xác nhất. 

  • Áp dụng phương pháp điện não đồ để có thể đo và ghi lại những hoạt động của sóng não. 
  • Xét nghiệm EOG – Điện nhãn đồ để có thể ghi lại các hoạt động của mắt. Đây là một trong những xét nghiệm khá quan trọng để giúp bác sĩ có thể xác định được các giai đoạn của giấc ngủ người bệnh. 
  • Điện cơ đồ EMG có thể ghi lại các hoạt động của cơ như các cử động, co giật các cơ, các hoạt động của chân tay trong quá trình ngủ. 
  • ECG điện tâm đồ sẽ ghi và đo nhịp tim của của người bệnh. 
  • Snore Micro có thể ghi lại hoạt động ngáy của người bệnh. 

Việc chẩn đoán bệnh một cách chính xác sẽ giúp cho quá trình điều trị bệnh đạt được những hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều trị. 

Các phương pháp điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ

Thông thường việc điều trị bệnh thường được các bác sĩ chỉ định điều trị theo 2 phương pháp chủ yếu đó là CPAP – Áp lực đường thở dương liên tục và phẫu thuật.

CPAP – Áp lực đường thở dương liên tục

Đây là một trong những phương pháp điều trị bằng việc kết nối mặt nạ kết nối với một thiết bị mang theo một luồng khí liên tục vào mũi người bệnh. Luồng khí này có thể giúp cho đường thở trở nên thông thoáng và hơi thở sẽ được đều đặn. 

CPAP là phương pháp điều trị bệnh phổ biến được rất nhiều bác sĩ chỉ định trong quá trình điều trị bệnh. 

Phương pháp điều trị ngưng thở khi ngủ bằng phẫu thuật

Trong trường hợp người bệnh bị mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ do tình trạng tắc nghẽn bởi lệch vách ngăn mũi, phì amidan, cắt bỏ mô mềm ở vùng cổ họng để giúp thông thoảng (UPPP), hàm dưới nhỏ khiến cho tình trạng cổ họng hẹp thì cần phải được tiến hành phẫu thuật để điều chỉnh. 

Các phương pháp phẫu thuật này sẽ có thể điều trị dứt điểm tình trạng bệnh. Ngoài các phương pháp điều trị trên thì người bệnh có thể kết hợp với chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học. Luyện tập thể dục, thể thao đều đặn giúp giảm cân cũng là phương pháp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. 

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị bệnh ra sao? Những thắc mắc trên đã được chúng tôi giải đáp đến bạn trong bài viết này. Hy vọng, những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị.

Bài viết cùng chủ đề