Lạm dụng thuốc ngủ: Con dao hai lưỡi

  • Mất ngủ
  • 08-11-2022

Những người mắc chứng mất ngủ hiện nay thường tìm đến thuốc ngủ như một cứu cánh để tìm lại giấc ngủ của mình. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc ngủ không theo chỉ định của Bác sỹ sẽ gây ra hậu quả vô cùng nguy trọng đối với người bệnh, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Lạm dụng thuốc ngủ gây ra những tác hại nghiêm trọng

Bằng cơ chế Ức chế Thần kinh Trung ương, thuốc ngủ tạo một giấc ngủ gần với giấc ngủ sinh lý. Khi dùng ở liều thấp, thuốc gây ra tác dụng an thần, tuy nhiên nếu sử dụng ở liều cao thì có thể dẫn tới hôn mê, thậm chí gây ngộ độc và chết nếu dùng ở liều rất cao.

Lạm dụng thuốc ngủ càng kéo dài gây nhiều khó khăn trong điều trị, vì khi đó bệnh nhân sẽ dần bị phụ thuộc vào thuốc và rất khó có thể ngừng sử dụng nếu muốn có được một giấc ngủ vào ban đêm. Khi thiếu thuốc, người bệnh sẽ cảm thấy nhức đầu, mệt mỏi rã rời, không thể tập trung. Bên cạnh đó,  lạm dụng thuốc ngủ còn gây ra hậu quả là khiến người sử dụng luôn có cảm giác buồn ngủ, tinh thần khó tập trung, tốc độ phản ứng chậm chạp, giảm hiệu suất khả năng phán đoán. Điều này đặc biệt với những người làm công việc cần đến sự tập trung cao độ.

Ngoài ra, thuốc an thần có thể gây ức chế hô hấp, vì vậy với những người đang mắc các bệnh về tim mạch, bệnh đường hô hấp hay hội chứng ngưng thở khi ngủ cần phải tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sỹ, không được tùy tiện sử dụng hay điều chỉnh liều lượng.

Thuốc ngủ hiện nay thường được sử dụng là Barbiturate và một số thuốc ngủ khác như dẫ xuất Piperidindion, Carbamat, Rượu, Paradehyd hay dẫn xuất Benzodiazepine. Những phân tích chuyên môn sâu sau đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về dược tính và đặc biệt là tác hại của việc lạm dụng thuốc ngủ.

Các dẫn xuất Bezodiazepin

Seduxen – thuốc giải lo âu với thành phần chính là Diazepam.

Ngày nay dẫn xuất benzodiazepin được dùng nhiều hơn barbiturate vì ít độc, ít tương tác với các thuốc khác. Benzodiazepin có tác dụng an thần, giải lo, làm dễ ngủ, giãn cơ và chống co giật. Một trong những dẫn suất của Bezodiazepin là Diazepam có thể tìm thấy trong các loại thuốc an thần trên thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên khi sử dụng nhiều, khiến nồng độ trong máu của thuốc cao hơn liều an thần mà đạt tới liều gây ngủ, có thể gặp uể oải, động tác không chính xác, lú lẫn, miệng khô đắng, giảm trí nhớ.

Đôi khi thuốc gây tác dụng ngược như: ác mộng, bồn chồn, lo lắng, nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, ảo giác, hoang tưởng và muốn tự tử.

Cần lưu ý là độc tính thần kinh của nhóm này tăng theo độ tuổi.

Các Barbiturate

Barbiturate ức chế thần kinh trung ương, hiện nay ít sử dụng hơn với tác dụng chống mất ngủ. Tùy vào liều dùng, cách dùng, tùy vào trạng thái của người bệnh và tùy vào loại barbiturate mà có được tác dụng an thần, gây ngủ hoặc gây mê.

Barbiturate tạo giấc ngủ gần giống giấc ngủ sinh lý, làm cho giấc ngủ đến nhanh, giảm lượng toàn thể của giấc ngủ nghịch pha (pha ngủ nhanh, điện não đồ có song nhanh, ngủ rất say nhưng có hiện tượng vận động nhãn cầu nhanh nên pha này còn được gọi là pha ngủ có vận nhãn cầu nhanh), giảm tỷ lệ của giấc ngủ nghịch thường so với giấc ngủ sinh lý.

Phenobarbital là một Barbiturate sử dụng phổ biến nhất trên lâm sang. Khi dùng Phenobarbital, tỷ lệ gặp các phản ứng có hại chiểm khoản 1%. Các phản ứng phụ có thể gặp là có hồng cầu khổng lồ trong máu ngoại vi, rung giật nhãn cầu, mất điều hòa động tác, bị kích thích, lo sợ, lú lẫn (hay gặp ở người cao tuổi). Ở người bệnh trẻ tuổi thì có thể mắc nổi mẩn ở da do dị ứng. Một số tác dụng phụ khác hiếm gặp như hội chứng đau khớp, rối loạn chuyển hóa porphyrin.

Ngộ độc cấp tính Phenobarbital là một cấp cứu hay gặp.Với liều gấp 5 -10 lần liều gây ngủ, thuốc gây nguy hiểm đến tính mạng. Triệu chứng ngộ độc này có thể thấy: bệnh nhân buồn ngủ, mất dần phản xạ, đổng tử giãn, thân nhiệt hạ, nhịp thở nông, rối loạn tuần hoàn; cuối cùng người bệnh bị hôn mê và chết do liệt hô hấp, phù não và suy thận cấp.

Ngoài ra, ngộ độc mạn tính barbiturate thường gặp ở các bệnh nhân lạm dụng thuốc ngủ dẫn đến nghiện thuốc. Biểu hiện thường gặp là các triệu chứng: co giật, hoảng loạn tinh thần, mê sảng…

Một điều đáng lo ngại nữa trong quá trình sử dụng các barbiturate là các tương tác thuốc: Do barbiturate gây cảm ứng mạnh microsom gan do đó sẽ gây giảm tác dụng của các thuốc chuyển hóa qua microsom gan như các sulfamid chống đái tháo đường, thuốc chống thụ thai, các corticoid, digitalis, doxycycln… Do đó, khi sử dụng cần lưu ý về liều các thuốc này khi sử dụng cùng các barbiturate để đảm bảo được hiệu quả của thuốc trên bệnh đang điều trị.

Zolpidems (Stilnox)

Là một dẫn xuất imidazopyridin, được dùng ở Mỹ từ năm 1993 và ít gây quen thuốc và nghiện thuốc. Zolpidem làm dễ ngủ, giảm số lần thức giấc trong đêm, kéo dài thời gian ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ giúp ngủ sâu.

Tuy nhiên, Zolpidem vẫn có những tác dụng phụ nhất định. Phản ứng phụ của thuốc phụ thuộc vào liều dùng và sự nhạy cảm của người bệnh đặc biệt là những người cao tuổi.Sau khi uống vài giờ Zolpidem có thể gây lú lẫn, rối loạn trí nhớ, song thị, ngủ gà. Một số triệu chứng khác hiếm gặp là mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, phát bạn, ngứa…

Các kháng Histamin

Kháng Histamin là một nhóm thuốc được sử dụng phôt biến trong điều trị dị ứng. Tuy nhiên trong cấu trúc của nó có một gốc có tính ức chế thần kinh trung ương, tạo ra tác dụng phụ gây buồn ngủ

Tác dụng gây buồn ngủ của thuốc kháng histamin có thể dùng như chỉ định chính trong nhiều trường hợp mất ngủ.Nhưng chỉ nên dùng thuốc trong thời gian ngắn, đặc biệt không được dùng kéo dài cho trẻ vì có thể gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ ở trẻ. Tránh dùng thuốc cho người bệnh mắc glocoma góc đóng, phì đại tuyến tiền liệt, bệnh tim mạch, tránh phối hợp với các thuốc an thần khác.

Tóm lại, Thuốc tây luôn là con dao hai lưỡi bên cạnh tác dụng nhanh chóng là hàng hoạt tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng. Do đó khi sử dụng nhóm thuốc ức chế thần kinh như thuốc ngủ tây y phải hết sức thận trọng và cần có sự tư vấn của bác sỹ trước khi dùng.

Bài viết cùng chủ đề