Mất ngủ kéo dài là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

  • Mất ngủ
  • 02-11-2022

Mất ngủ kéo dài là tình trạng có đến 30% người trưởng thành thường hay mắc phải và điều này gây ảnh hưởng lớn tới tinh thần và chất lượng cuộc sống vào ngày hôm sau. Bản thân tình trạng này không phải là bệnh nhưng tình trạng này xuất hiện trong thời gian dài thì có lẽ nó đang cảnh báo một bệnh lý nào đó.

Mất ngủ là gì?

Đây là một rối loạn về giấc ngủ rất phổ biến. Thông thường, người trưởng thành cần ngủ đủ 7-8 giờ mỗi đêm hoặc trong khoảng từ 4-11 giờ để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và tái tạo lại năng lượng sau một ngày dài hoạt động.

Mất ngủ kéo dài là bệnh gì?
Mất ngủ kéo dài là bệnh gì?

Một giấc ngủ được đánh giá là có chất lượng khi nó đáp ứng được các tiêu chí như: Ngủ đủ giấc, ngủ sâu và khi thức dậy thì cảm thấy cơ thể khỏe khoắn, tinh thần minh mẫn và tỉnh táo.

TÌnh trạng này có nhiều cấp độ như: Bị khó ngủ, ngủ không ngon – ngủ chập chờn, thức dậy nhiều lần trong khi ngủ. Thể cấp tính là tình trạng khó ngủ trong thời gian ngắn (vài ngày), trong khi nếu bạn bị mất ngủ kéo dài (đến 4 tuần hoặc hơn) thì được xem là mạn tính.

Mất ngủ kéo dài là bệnh gì?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trong đó có cả nguyên nhân bệnh lý và không phải bệnh lý.

Mất ngủ kéo dài
Sự nguy hiểm của chứng mất ngủ kéo dài

Nguyên nhân bệnh lý

  • Bệnh khớp: Điển hình là bệnh viêm khớp cùng các vấn đề khác liên quan đến khớp thường khiến người bệnh bị khó ngủ về đêm, thức dậy giữa đêm bởi những cơn đau nhức khó chịu gây ra. Ngoài ra, nếu thiếu ngủ thì cũng làm cho tình trạng viêm khớp ngày càng trầm trọng hơn.
  • Dị ứng: Nếu như trong không khí có lẫn tác nhân gây dị ứng như bụi, khói, mạt bụi, lông động vật… thì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh viêm mũi, gây nghẹt mũi, khiến người bệnh dễ bị mất ngủ kéo dài vào ban đêm.
  • Bệnh tim mạch: Các vấn đề liên quan đến tim mạch, đặc biệt là động mạch vành thường khiến cho người bệnh cảm thấy khó thở về ban đêm.
  • Trào ngược dạ dày – thực quản: Bệnh gây ra các cơn ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, nghẹt thở, ho mỗi khi người bệnh nằm xuống. Đây là những tác nhân khiến cho việc ngủ trở lên khó khăn hơn.
  • Trục trặc ở tuyến giáp: Mất ngủ kéo dài có thể do tình trạng hoạt động quá mức của tuyến giáp có thể làm cho chức năng trao đổi chất của cơ thể bị ảnh hưởng, người bệnh tuyến giáp cũng thường xuyên cảm thấy bồn chồn trong người, khó ngủ hơn bình thường.
  • Thay đổi nội tiết tố: Trường hợp này thường xảy ra ở những phụ nữ đang trong giai đoạn mãn kinh hoặc tiền mãn kinh khi nội tiết tố suy giảm khiến cho cơ thể bị bứt dứt, khó chịu và khó ngủ hơn.
  • Một số bệnh lý khác: Bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu…

Nguyên nhân không phải bệnh lý

Ngoài các nguyên nhân bệnh lý trên thì việc mất ngủ kéo dài cũng có thể gây ra bởi một số tác nhân sau:

  • Căng thẳng quá độ, mệt mỏi, stress
  • Sự chênh lệch múi giờ
  • Sử dụng chất kích thích như trà, cà phê
  • Ăn quá no trước khi đi ngủ
  • Phòng quá sáng, quá ồn, quá nóng, quá ẩm ướt…

Những ảnh hưởng của tình trạng mất ngủ kéo dài đến sức khỏe và tinh thần

  • Suy giảm khả năng miễn dịch: Thiếu ngủ trong thời gian dài khiến cho hệ miễn dịch suy yếu, hạn chế khả năng bảo vệ cơ thể trước những nguy cơ về virus, vi sinh vật, nấm trong môi trường. Theo các chuyên gia, người gặp phải tình trạng này có nguy cơ bị ung thư đại trực tràng cao hơn đến 36% so với người có giấc ngủ chất lượng.
  • Rối loạn về tâm lý và tinh thần: Mất ngủ kéo dài có thể khiến tinh thần bạn ở vạch số 0 ngày hôm sau. Khiến bạn dễ cáu gắt hơn, suy giảm sự tập trung trong công việc. Ngoài ra, tình trạng này còn kéo theo các nguy cơ về rối loạn tâm thần, sa sút trí tuệ thêm 33%.
  • Gây béo phì: Người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi ngày có nguy cơ bị béo phì cao hơn 50% so với bình thường bởi sự gia tăng của hóc môn kích thích cảm giác đói và thèm ăn.
  • Bệnh tiểu đường: Người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường bởi sự rối loạn trong xử lý lượng glucose trong máu.
  • Bệnh tim mạch: Nhiều nghiên cứu cho thấy người mất ngủ kéo dài có nguy cơ mắc bệnh về huyết áp cao hơn bình thường đến 48%.
  • Tai nạn: Tai nạn giao thông do tài xế thiếu ngủ, ngủ gật trong khi lái xe là lý do hàng đầu trong hàng ngàn vụ tai nạn giao thông xảy ra mỗi năm.
  • Ngoài ra, mất ngủ kéo dài còn kéo theo các nguy hại khác như: Làm suy giảm ham muốn tình dục, giảm khả năng thụ thai…
Mất ngủ kéo dài
Tình trạng thiếu ngủ kéo dài làm cơ thể mệt mỏi và suy nhược

Làm gì khi bị mất ngủ kéo dài?

Nếu bạn mắc (hoặc nghi mắc) một bệnh lý nội khoa nào đó kiến ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn, thời gian từ một tháng trở lên thì cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn điều trị. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc ngủ hay lạm dụng thuốc trong thời gian dài.

Thông thường, với những người bị mất ngủ kéo dài trong vài ngày thì nên thực hiện các biện pháp sau để cải thiện tình hình, trước khi tìm đến các phương pháp về y tế:

Về chế độ sinh hoạt

  • Lập thời gian biểu để kiểm soát và hình thành thói quen đi ngủ và thức dậy vào một giờ nhất định. Ngày cuối tuần cũng không nên ngủ muộn, ngủ nướng để tránh phá hỏng chu kỳ giấc ngủ đã đặt ra. Một ngày chỉ nên ngủ tối đa 8 tiếng và tối thiểu là 4 tiếng mỗi đêm.
  • Các liệu pháp giúp bạn hỗ trợ điều trị mất ngủ kéo dài: Tắm nước ấm trước khi ngủ 1 giờ, đọc sách, đọc báo, xem các chương trình giải trí nhẹ nhàng, nghe nhạc nhẹ, tập thể dục vừa sức hoặc đi bộ 30 phút mỗi chiều. Bạn cũng có thể tập yoga, tập thở, tập thiền để cân bằng cảm xúc và tinh thần. Phòng ngủ nên để ánh sáng nhẹ, ấm và có nhiệt độ thích hợp để giấc ngủ ngon hơn.

Về chế độ ăn uống

Mất ngủ kéo dài là bệnh gì
Mất ngù thì nên ăn gì và uống gì?
  • Không uống cà phê và các chất kích thích khác sau 4 giờ chiều, bỏ thuốc lá.
  • Không lạm dụng đồ uống có cồn. Một ly rượu nhỏ có thể giúp bạn ngủ ngon những nhiều hơn thì lại ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Ăn đủ no trước khi đi ngủ 2-3 giờ đồng hồ để cơ thể có thời gian tiêu hóa hết thức ăn, hạn chế tình trạng đầy bụng, khó chịu.
  • Mất ngủ kéo dài nên bổ sung một số thực phẩm giúp dễ ngủ hơn như sữa, phô mai, bơ, ngũ cốc và các loại đậu vào thực đơn ăn uống.
  • Uống bổ sung vitamin nhóm B và C
  • Nói cho bác sĩ biết về tình trạng khó ngủ của bạn để hạn chế các thuốc điều trị có chứa hàm lượng nhôm cao – Đây là một trong số những nguyên nhân gây khó ngủ.

Trên đây là những thông tin trả lời cho thắc mắc mất ngủ kéo dài là bệnh gì? Hy vọng rằng đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Chúc bạn khỏe và hạnh phúc!

Bài viết cùng chủ đề