Bệnh nổi mề đay được biết đến làm một trong những bệnh lý ngoài da phổ biến. Tình trạng bệnh thường xuất hiện nhiều ở các khu vực như chân, tay, lưng, hoặc thậm chí là toàn thân. Vậy để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả nhất hiện nay.
Nổi mề đay là gì?

Bệnh được biết đến là tình trạng nổi mẩn xuất hiện trên da kèm theo tình trạng ngứa đặc trưng. Những nốt mẩn giai đoạn đầu thường xuất hiện ở một vùng nhỏ sau đó lan dần ra các vùng khác hoặc thậm chí là khắp cơ thể nếu không được điều trị kịp thời.
Theo các số liệu thống kê từ một số tổ chức y tế cho biết, cứ 100 người thì có đến 20 – 23 người mắc bệnh và căn bệnh này có khả năng tái bệnh rất nhiều lần trong suốt cả cuộc đời. Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh này ở độ tuổi từ 25 – 40 có nguy cơ mắc bệnh cao.
Bệnh mề đay thường có 2 dạng chính là cấp tính và mãn tính:
- Ở thể bệnh cấp tính thường có thời gian kéo dài từ 24 giờ – dưới 5 tuần.
- Ở thể mạn tính bệnh sẽ có dấu hiệu tái phát nhiều lần và kéo dài trên 6 tuần.
Bệnh không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Tuy nhiên, yếu tố di truyền có thể tác động 1 phần dẫn tới người cơ gây bệnh.
Bạn có thể hiểu một cách đơn giản là gia đình bạn như bố, mẹ, ông, bà, anh, chị mắc bệnh mề đay thì khả năng bạn mắc bệnh sẽ cao hơn so với người bình thường.
Đây không phải là căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sự khó chịu, những vết sẹo, mất thẩm mỹ mà nó gây ra ảnh hưởng rất lớn tới người bệnh nếu như không được điều trị dứt điểm và kịp thời.
Hình ảnh nổi mề đay
Tình trạng bệnh xuất hiện ở ngoài da, thế nên bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên cơ thể có sự xuất hiện của mô mềm. Tuy nhiên một số vị trí xuất hiện nhiều nhất thường là ở các vị trí như:
- Vùng mặt: Điều này ảnh hưởng rất lớn tới người bệnh, các nốt mẩn xuất hiện nhiều trên mặt khiến cho người bệnh mất đi sự tự tin trong giao tiếp.
- Hình ảnh nổi mề đay thường xuất hiện ở chân, khu vực bắp chân, hoặc tình trạng bệnh chạy dọc theo từ vùng đùi xuống tới bàn chân.
- Vùng tay cũng là một trong những vị trí mà bệnh có xu hướng xuất hiện nhiều.
- Vùng cổ sẽ có nguy cơ xuất hiện bệnh gây cảm giác ngứa ngáy và khó chịu.
- Thậm chí các dấu hiệu bệnh không xuất hiện đơn lẻ ở một khu vực mà người bệnh có thể phải đối mặt với các vết nổi mẩn ở khắp người.
Ai cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này, những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ rất dễ mắc phải bệnh nổi mề đay.
Triệu chứng nổi mề đay
Các triệu chứng của bệnh thường rất giống với một số bệnh lý ngoài da khác, để tránh việc nhìn nhận không đúng về triệu chứng bệnh dẫn đến với điều trị không mang lại hiệu quả, bạn có thể chú ý một số triệu chứng điển hình của bệnh như sau:

- Nổi mẩn đỏ: Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên và dễ dàng nhận biết nhất, các vết nổi mẩn đỏ xuất hiện rất nhiều trên da ở một hoặc nhiều vùng khác nhau trên cơ thể.
- Kích thước của các nốt: Kích thước của các nốt thường lớn nhỏ khác nhau, có vết kích thước lớn khoảng lòng bàn tay, hoặc cùng theo từng khoảng bằng đồng xu.
- Cảm giác ngứa: Triệu chứng rất đặc trưng của bệnh mề đay, tình trạng này gây ảnh hưởng rất lớn tới người bệnh, những cơn ngứa thường xuất hiện nhiều vào ban đêm có thể ở nhiều vị trí khác nhau của cơ thể.
- Xuất hiện mụn nước: Tình trạng bệnh xuất hiện lâu ngày sẽ hình tình các mụn nước li ti. khi bị vỡ ra có thể gây ra tình trạng lan tới những vùng da lân cận.
- Tình trạng nhiễm trùng: Đây là triệu chứng ở mức báo động, triệu chứng này thường là do người bệnh có thói quen gãi nhiều vì ngứa, các vết trầy trên da có thể bị vi khuẩn tấn công, dẫn tới tổn thương gây nhiễm trùng, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tình trạng hoại tử.
- Khó thở: Một trong những triệu chứng đặc biệt nghiêm trọng của bệnh nổi mề đay thường là do yếu tố sốc phản vệ gây nên khiến cho thành quản của người bệnh có dấu hiệu bị hẹp lại so với ban đầu. Tình trạng này có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh.
Trên đây là một số những triệu chứng của bệnh, ngoài ra còn một số những triệu chứng khác không được chúng tôi liệt kê ở trên. Để biết rõ hơn về các triệu chứng bệnh, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Nguyên nhân nổi mề đay
Nguyên nhân gây bệnh là gì? Tại sao tỷ lệ người mắc bệnh lại cao như vậy? Đây là một trong những bệnh lý ngoài da do rất nhiều những nguyên nhân khác nhau gây nên, có cả nguyên yếu bên trong và bên ngoài cơ thể gây ra bệnh.
Một số những nguyên nhân thường gặp nhất mà chúng ta phải kể đến đó là:
- Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là dị ứng: Đây là nguyên nhân khiến cho bệnh trở nên rất phổ biến, dị ứng thời tiết, dị ứng thuốc, dị ứng với một số thực phẩm, vật nuôi,…
- Do côn trùng đốt: Rất nhiều loại côn trùng có thể gây ra tình trạng này như ong, kiến, kiến ba khoang,… Trong cơ thể chúng có chứa chất độc và sẽ gây ra những hiện tượng dị ứng nếu như người bị đốt sẽ có xuất hiện tình trạng nổi mề đay.
- Nguyên nhân do bệnh lý: Các bệnh lý như Lupus ban đỏ, cryoglobulinemia,… Có thể khiến cho khiến cho người bệnh mắc nổi mề đay.
- Nhiễm khuẩn: Một số loại vi khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể có thể gây ra tình trạng bệnh.
- Di truyền: Một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh là yếu tố di truyền, tỷ lệ mắc bệnh tăng cao khi những người thân như ông bà, bố mẹ bị mắc bệnh.
Những nguyên nhân gây bệnh trên dù là do tác động bên ngoài hay bên trong của cơ thể đều thường có chung một cơ chế đó là sau khi cơ thể tiếp xúc với hầu hết những dị nguyên gây bệnh cơ thể sẽ gây ra các chuỗi phản ứng histamin gây ra các nốt mề đay, dẫn đến tình trạng ngứa ngáy khó chịu.
Phòng tránh bệnh nổi mề đay
Nếu người mắc bệnh ở thể cấp tính, bệnh sẽ có thể tự khỏi mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, vẫn cần phải đến bệnh viện để gặp bác sĩ để điều trị bệnh hiệu quả nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm.
Nhưng phòng tránh được bệnh là điều tốt nhất. Để có thể hạn chế hiệu quả căn bệnh này, bạn có thể lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Tránh tuyệt đối, không nên sử dụng một số loại đồ ăn có thể dễ gây ra tình trạng dị ứng.
- Để phòng tránh bệnh nổi mề đay nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm cay nóng, các đồ ăn chứa hàm lượng protein cao, một số chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Nên tính cực bổ sung hàm lượng chất xơ, các vitamin cần thiết hằng ngày bằng cách bổ xung các loại rau củ quả tươi.
- Nếu bạn có tiểu sử dị ứng với phấn hoa, lông thú hoặc một số những dị nguyên khác thì cần phải tránh tuyệt đối.
- Nên hạn chế các thực phẩm chứa hàm lượng đường và muối cao như đồ ngọt, đồ chế biến sẵn,… Vì những loại thực phẩm này có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nổi mề đay.
Ngoài những cách phòng tránh trên thì còn rất nhiều những biện pháp phòng tránh khác mà bạn có thể tham khảo. Để hạn chế thấp nhất nguy cơ mắc bệnh thì bạn nên chú ý tới sức khỏe và chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày một cách khoa học nhiều hơn để giúp cho cơ thể tăng cường sức đề kháng.
Cách trị nổi mề đay tại nhà
Có rất nhiều các phương pháp chữa bệnh tại nhà đạt hiệu quả cao mà bạn có thể áp dụng, phần lớn mọi người thường áp dụng một số bài thuốc dân gian trị bệnh tại nhà hiệu quả như:
- Dùng muối hạt trị bệnh: Có thể hòa muối cùng với nước ấm để tắm, hoặc dùng nước muối pha loãng để rửa trực tiếp lên vùng bị tổn thương và sau đó rửa lại bằng nước sạch.
- Lá tía tô chữa bệnh của rất hiệu quả. Giã lá tía tô, lấy phần nước cốt để uống hoặc sử dụng bôi lên vùng da tổn thương. Cũng có thể sử dụng lá tía tô để nấu nước tắm hằng ngày.
- Lá khế chữa bệnh mề đay: Sử dụng lá khế chườm nóng lên các vị trí tổn thương do bệnh hoặc cũng có thể sử dụng để nấu nước tắm hằng ngày cũng rất hiệu quả.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các bài thuốc tây y, nếu muốn các triệu chứng của bệnh giảm nhanh chóng. Các loại thuốc mà người bệnh có thể sử dụng là thuốc uống, thuốc bôi hoặc cả thuốc tiêm.
Các loại thuốc thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng như:
- Nhóm thuốc kháng Histamin trị nổi mề đay: Loratadin, Chlopheniramin,…
- Nhóm thuốc Glucocorticoid gồm: methylprednisolone, Prednisone,…
- Có thể sử dụng thuốc bôi ngoài da có chứa corticoid như Eumovate,…
Tuy nhiên việc sử dụng các loại thuốc này chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng nhất thời, khả năng tái phát bệnh rất cao, có thể gây ra một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc. Ngoài ra, phương pháp điều trị bằng đông y cũng được nhiều người áp dụng trong việc điều trị bệnh.
Cách chữa nổi mề đay hiệu quả nhất
Điều trị bệnh bằng Đông Y là một trong những phương pháp hiệu quả được rất nhiều người áp dụng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một bài thuốc Đông y giúp điều trị bệnh hiệu quả. Đó chính là bài thuốc Ngưu Bì Giải Độc Ẩm.

Bài thuốc qua nhiều năm nghiên cứu và phát triển, dựa chế cơ chế bệnh sinh, cùng với sự kết hợp với nhiều loại thảo dược thiên nhiên tạo nên một bài thuốc da liễu nổi tiếng. Ngưu Bì Giải Độc Ẩm bao gồm các loại thảo dược như: Kim ngân hoa, Liên kiều, Đầu ké ngựa, Kinh giới, Hoàng cầm, Sinh hoàng kỳ, Bạch hoa xà thiệt thảo, Cam thảo, Xích thược.
Với các loại thảo dược trên đã tạo nên 3 dạng thuốc đó là thuốc uống, thuốc bôi và thuốc ngâm.
- Với bài thuốc uống có tác dụng giúp người bệnh giải độc, mát gan. Bên cạnh đó hỗ trợ tạo ra lớp rào chắn bảo vệ bảo vệ da khỏi các tác nhân xấu từ bên ngoài và hạn chế những rối loạn từ bên trong. Giúp hỗ trợ điều trị bệnh mề đay hiệu quả.
- Bài thuốc ngâm: Tác dụng của bài thuốc này là giảm ngứa, loại bỏ bụi bẩn, các dầu thừa bám trên bề mặt da, giúp cho lỗ chân lông được thông thoáng, giúp làm mềm da, cung cấp độ ẩm cho da được tốt hơn.
- Bài thuốc bôi: Với tác dụng giúp làm lành các thương tổn ở trên da, ngăn chặn hiệu quả hình thành sẹo và vết thâm, phòng tránh hiệu quả nguy cơ nhiễm trùng da.
Nổi mề đay là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, cách phòng tránh và những phương pháp điều trị hiệu quả đã được chúng tôi giới thiệu đến bạn trong bài viết này. Hy vọng, với những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị bệnh