Sinh mổ ăn thịt gà, thịt bò, khoai lang, hải sản, trứng vịt được không?

  • Tin y tế
  • 02-11-2022

Sinh mổ ăn thịt gà, thịt bò, khoai lang, hải sản, trứng vịt được không? Đây ắt hẳn là những câu hỏi được rất nhiều các chị em phụ nữ quan tâm. Sau khi sinh con, việc cân nhắc chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho khoa học và hợp lý là vấn đề rất quan trọng. Điều này không chỉ giúp cho sức khỏe sản phụ nhanh chóng được hồi phục mà còn phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Sinh mổ ăn thịt gà được không?

Thịt gà là nguồn thực phẩm rất tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, trong khoảng 2 tháng đầu sau khi sinh mổ, bạn không nên ăn thịt gà. Bởi lẽ, nếu bạn hấp thụ các thành phần có trong loại thịt này, cơ thể rất có khả năng bị ngứa ngáy và dễ để lại sẹo nơi vết mổ.

Đến tháng thứ 3, bạn đã có thể dùng được thịt gà để bồi bổ cơ thể. Hàm lượng chất béo và vitamin có trong thịt gà rất có lợi cho tuyến sữa của người mẹ. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng thịt gà luộc, không nên dùng thịt gà kết hợp với các loại gia vị khác như hạt tiêu, ớt cay, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, dấm chua…

Sinh mổ ăn khoai lang được không?

Khoai lang là một loại củ có hàm lượng chất xơ rất cao. Mặt khác,  khoai lang còn có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý như táo bón, trĩ nội, trĩ ngoại sau sinh khá hiệu quả. Không chỉ vậy, các hoạt chất có trong khoai còn giúp cơ thể tiêu hao bớt đi nguồn năng lượng và phần mỡ tích tụ bị dư thừa.

Sử dụng khoai lang thường xuyên và đều đặn, vòng eo của mẹ bầu sau sinh sẽ trở nên thon gọn hơn nhiều. Đây chính là giải pháp giúp mẹ giảm cân hiệu quả mà không phải tốn quá nhiều công sức để tập luyện.

Tuy nhiên, khi sử dụng khoai lang, bạn nên chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Nếu muốn cung cấp khoáng chất cho cơ thể, bạn nên ăn khoai lang có lớp vỏ ngoài màu đỏ, ruột có màu vàng.
  • Nếu muốn dùng khoai lang để điều trị táo bón và giải cảm thì bạn nên ăn loại khoai lang có ruột trắng, vỏ trắng.
  • Sinh mổ có nên ăn khoai lang kết hợp với những thực phẩm khác để tăng khả năng cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.
  • Chỉ nên dùng khoai lang với liều lượng phù hợp, không nên ăn quá nhiều bởi lượng đường có trong khoai lang khá lớn, không tốt cho cơ thể.
  • Không nên dùng khoai lang khi bụng đang đói bởi cơ thể sẽ gặp phải các vấn đề như ợ hơi, ợ chua, nóng ruột, trướng bụng…
  • Không nên gọt vỏ mà nên ăn cả vỏ bởi vỏ khoai lang có rất nhiều khoáng chất và vitamin rất tốt cho cơ thể.
  • Không dùng khoai lang đã bị ủng, bị sâu hoặc đã bị mọc mầm bởi chúng chứa rất nhiều chất độc có thể gây ngộ độc cho người sử dụng.

Sinh mổ bao lâu được ăn hải sản?

Hải sản là nguồn thực phẩm có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Mặc dù vậy, khá nhiều người dùng hải sản thường bị dị ứng do cơ địa không hợp. Theo ý kiến của các chuyên gia, nếu trong gia đình bạn có người bị dị ứng với hải sản thì trẻ sơ sinh cũng có thể bị dị ứng với loại thực phẩm này. Chính vì vậy, tốt nhất là trong khoảng thời gian khi con đang bú sữa mẹ, bạn không nên ăn hải sản.

Trong trường hợp nếu mẹ bầu sinh mổ, cách tốt nhất là không được sử dụng hải sản trong khoảng thời gian 3 tháng đầu sau sinh. Không chỉ kiêng hải sản, mẹ bầu cũng nên kiêng ăn ốc, sò, ngao… Bởi lẽ, tất cả các nhóm thực phẩm này dễ gây ra tình trạng lạnh bụng, khó tiêu, đầy hơi bởi chúng vốn dĩ có tính hàn. Từ đó sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tuyến sữa.

Thay vì dùng hải sản, các mẹ nên bổ sung lượng sắt, canxi và protein qua những thực phẩm khác như nước hầm từ xương, bông cải xanh, rau chân vịt… Đây đều là những thực phẩm rất dễ sử dụng và có thể được chế biến thành nhiều món ăn. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung các loại cua biển,ốc, ngao… trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Sang tháng thứ 4 kể từ khi sinh mổ, mẹ bầu đã có thể dùng hải sản. Tuy nhiên, các mẹ nên chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Không được ăn hải sản đã được đông lạnh, chỉ nên dùng những loại hải sản còn tươi và sống.
  • Hạn chế xào,chiên hải sản, chỉ nên hấp hoặc luộc hải sản để giữ lại hàm lượng dinh dưỡng cao nhất.
  • Bổ sung thêm các loại rau củ quả và các loại thịt trong chế độ ăn hàng ngày.

Sinh mổ có ăn được thịt bò không?

Trong thịt bò có hàm lượng chất dinh dưỡng như vitamin, protein… rất cao. Tuy nhiên, theo như nhiều phản hồi đưa ra thì ăn thịt bò sau khi sinh mổ sẽ khiến cho quá trình hồi phục các vết thương diễn ra chậm hơn. Thậm chí có nhiều người còn bị để lại thâm sẹo.

Mặc dù vậy, có nhiều trường hợp vẫn không bị sẹo sau khi dùng thịt bò. Như vậy, tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà việc ăn thịt bò có thể để lại vết thâm hay không.

Sinh mổ ăn trứng vịt được không?

Đối với các mẹ sau sinh, tốt nhất khi ăn trứng vịt, các mẹ nên bỏ phần lòng trắng và chỉ giữ lại phần lòng đỏ bên trong. Bởi lẽ, các hoạt chất có trong phần lòng trắng sẽ khiến cho các vết khâu mổ bị sẹo hoặc bị mưng mủ. Trong khi đó lòng đỏ lại chứa khá nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Từ trứng vịt, chúng ta có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như trứng luộc, trứng rán, trứng hấp, trứng vịt lộn. Những mẹ bầu sau khi sinh mổ nên kiêng ăn trứng vịt lộn cùng với rau răm bởi trong rau răm có chứa thành phần gây hại cho mẹ bầu.

Trên đây là những giải đáp rõ ràng về vấn đề sinh mổ ăn thịt gà, thịt bò, khoai lang, hải sản, trứng vịt được không? Hy vọng thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp sản phụ sau sinh biết cách sử dụng các loại thực phẩm sao cho an toàn và tốt cho sức khỏe của bản thân.

Bài viết cùng chủ đề