Sóng não delta là gì? Loại sóng này có tác động như thế nào tới sức khỏe con người? Đây là những thắc mắc được khá nhiều người quan tâm. Để hiểu hơn về khái niệm này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin thông qua bài viết này.
Sóng não delta là gì?
Loại sóng này được biết đến là một dạng sóng não có biên độ cao cùng với tần số dao động trong khoảng từ 0.5 – 4Hz. Cũng giống như các sóng não khác, sóng này được ghi lại bằng phương pháp EEG – Điện não đồ và sóng này thường được kết hợp với với giai đoạn sâu của giấc ngủ NREM, đây còn được gọi là sóng chậm SWS.
Sóng delta lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1930 bởi sự phát hiện của W. Gray Walter, người đã nâng cấp và cải tiến máy điện não đồ của Hans Berger (EEG) để có thể giúp phát hiện ra các loại sóng alpha và delta.
Loại sóng này cũng giống như nhiều loại sóng não khác đều có thể được phát hiện bằng phương pháp EEG. Theo một số những nghiên cứu gần đây cho thấy, sóng não delta thường bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn 3 và ở giai đoạn 4 thì gần như tất cả các hoạt động quang phổ diễn ra đều bị sóng delta chi phối. Ở giai đoạn 3 của giấc ngủ thì sóng này hoạt động ít hơn 50% nhưng trong đến giai đoạn 4, đây là giai đoạn ngủ sâu hoạt động của sóng delta lúc này là hơn 50%.
Sự hình thành sóng não và những tác động đến cơ thể
Theo các nhà khoa học hiện đại đã chứng minh rằng trong mỗi cơ thể con người chúng ta đều có một dòng điện sống, mà não bộ được biết đến là nơi tập trung nhiều nhất các tế bào của cơ thể chính là nguồn điện. Các hoạt động truyền phát tín hiệu của não sẽ sinh ra sóng não trong đó có sóng não delta và các loại sóng khác như sóng beta, Alpha, theta và Gamma.
Sóng não phần lớn được hình thành bởi một trong nhiều những quá trình tiếp nhận và xử lý của não bộ đối với cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta, kể từ khi con nằm trong bụng mẹ cho đến khi tạm biệt thế giới này thì còn người luôn phát ra những tín hiệu sóng não để có thể đưa ra được những hoạt động trong ngày. Mỗi giấc ngủ, giấc mơ, hay cả những hồi ức,… tất cả đều là nguồn gốc hình thành sóng não.
Mỗi loại sóng não đều là sự thể hiện khác nhau của não bộ đến các hoạt động thường ngày của con người. Một một hành động, suy nghĩ sẽ sinh ra những loại sóng não khác nhau. Ở một thời điểm thì chỉ có 1 loại sóng não được sinh ra.
Ngoài sóng não delta còn có một số loại sóng khác với các tần số và biên độ sóng khác nhau:
- Sóng beta với tần số từ 12 – 30 Hz được biết đến là trạng thái tỉnh táo, bình thường trong quá trình làm việc.
- Sóng Alpha với tần số trong khoảng từ 8 – 12 Hz, sóng não ở tần số này là cơ thể đang ở trạng thái nghỉ ngơi và thư giãn.
- Sóng não Gamma có tần số khá cao từ 30 – 100 Hz đây là giai đoạn cảm xúc đang tăng cao và não bộ lúc nào xử lý thông tin ở mức cao.
- Sóng não Theta là một trong những sóng não tần số thấp từ 4 – 7 Hz được biết đến là trạng thái thư giãn sâu với giấc ngủ nông.
- Sóng não Delta được biết đến với tần số từ 0.1 – 4 Hz đây hiển thị cho trạng thái ngủ sâu.
Mỗi 1 loại sóng não đều có chức năng hoạt động riêng theo từng giai đoạn của cơ thể người trong một ngày. Đối với sóng Delta thì bạn có thể biết là nó thường xuất hiện trong quá trình mà cơ thể chúng ta đang trong trạng thái ngủ.
Sóng não Delta và những mối liên quan tới giấc ngủ
Sóng Delta thường dao động với tần số thấp nhưng lại có biên độ rất rộng. Loại sóng này thường xuất hiện ở giai đoạn mà bạn đang trong trạng thái thiền định cực sau hoặc khi mà bạn đang chìm trong giấc ngủ.
Loại sóng này, hoạt động giúp ngăn chặn các luồng thông tin từ bên ngoài và giúp cơ thể tập trung vào những hoạt động đang diễn ra ở thời điểm hiện tại.Thế nên khi ngủ thì những thông tin ở bên ngoài sẽ được ngăn chặn khiến cho giấc ngủ của bạn đã diễn ra một cách sâu hơn. Đặc biệt, sóng này còn tham gia và việc chữa lành và tái sinh. Điều này lại càng khẳng định rõ ràng là việc áp dụng thiền định và ngủ sâu giấc sẽ có những tác động rất tốt tới cơ thể và sức khỏe của chúng ta.
Theo rất nhiều những nghiên cứu khoa học thi sóng não delta có mỗi liên quan mật thiết đến việc cải thiện giấc ngủ, giảm tình trạng mệt mỏi, đau nhức đầu và lo âu. Vì thế khi bạn nghe nhạc có tần số sóng delta thì rất được khuyến khích.
Ngoài ra, thì chúng ta có thế tác động giúp việc đưa bộ não về trạng thái sóng delta bằng các tạo ra những giấc ngủ sâu ở những nơi yên tĩnh, tránh bị làm phiền để cho giấc ngủ không bị ngắt quãng.
Việc thiền định mỗi ngày, tập trung suy nghĩ và nghe những bài nhạc không lời nhẹ nhàng là một trong những cách giúp làm chậm sóng não giúp cho chúng ta dễ dàng đi vào trạng thái ngủ.
Sóng não delta là sự kết hợp hài hòa giữa tinh thần và thể xác giữa con người với mọi vật xung quanh sẽ giúp phần giúp cho tâm trí được thoải mái và từ đó giúp giảm nguy cơ rối loạn tâm lý và có thể giúp tăng nhận nhận thức của bản thân về thế giới xung quanh.
Để cơ thể có thể đạt được trạng thái với sóng delta thì bạn cần đòi hỏi một quá trình luyện tập và nuôi dưỡng tinh thần trong một khoảng thời gian dài. Việc tập trung vào thời điểm hiện tại, sống chậm, hít thở sâu, tận hưởng những gì xung quanh bạn có. Đây đều là những bước khởi đầu trong quá trình nuôi dưỡng sóng delta.
Sóng não delta là gì? Nó có tác động và mối liên quan như thế nào tới giấc ngủ? Câu trả lời đã được chúng tôi gửi đến bạn. Mong rằng thông qua nội dung trên đã giúp bạn phần nào hiểu thêm về bản chất và cách thức hoạt động của loại sóng này.