Stress: Hiểm họa cho sức khỏe phụ nữ thế kỷ 21

  • Tin y tế
  • 08-11-2022

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khẳng định Stress là mối đe dọa lớn nhất cho sức khỏe cộng đồng trong thế kỷ 21. Phái đẹp trong xã hội hiện đại luôn phải đối mặt với nhiều áp lực và biến cố từ gia đình và xã hội khiến họ khó thoát khỏi tình trạng Stress. Tuy nhiên không phải ai cũng nhận thức được tình trạng của mình cho đến khi có diễn biến xấu, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho chính bản thân và cả những người xung quanh.

Các nội dung sẽ được đề cập trong bài này:

Stress là gì?

Stress là một cảm giác căng thẳng và dồn ép, là một phương thức mà cơ thể đáp ứng với các thách thức hay áp lực về tâm lý hoặc hoàn cảnh thông qua sự kích hoạt hệ thần kinh giao cảm.

Stress với cường độ thấp có thể là một điều tốt, thậm chí còn có lợi trong công việc và sức khỏe bởi nó đóng vai trò trong động lực thích nghi với môi trường xung quanh. Tuy nhiên khi nhận được một lượng áp lực quá nhiều lại có thể dẫn đến nhiều vấn đề đối với cơ thể và cực kỳ có hại.

Stress có thể liên quan đến môi trường sống và làm việc, do sự cố gắng quá sức dẫn đến suy nhược cơ thể, nhưng cũng có thể được tạo ra từ góc nhìn tiêu cực cá nhân dẫn đến lo âu hay các cảm xúc không thoải mái quanh một tình huống mà sau đó họ sẽ cho là sự kiện áp lực.

Nguyên nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm

Lý do mà WHO đề cập đến mối đe dọa của Stress là bởi vì nó dễ mắc phải và hơn hết đó là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Sau đây là một số nguy cơ có thể gặp ở những người bị Stress.

Ảnh hưởng của Stress đến cơ thể
Ảnh hưởng của Stress đến cơ thể

Não trở nên kém linh hoạt và có thể bị tổn thương nghiêm trọng, khiến cơ thể ủ rũ, rã rời, lười vận động.

Tim tăng giải phóng hormon cortisol làm tăng nguy cơ xuất hiện các bệnh cao huyết áp, béo phì và tiểu đường, các bệnh tim mạch như cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, rối loạn tâm thất.

Phổi bị tổn thương do Stress kích thích tuyến thượng thận giải phóng hormon adrenalin khiến bạn hồi hộp, lo lắng không yên, thở hổn hển như hụt hơi. Với người bị hen suyễn thì càng tồi tệ gấp bội.

Mắt bị đỏ, thâm quầng, mệt mỏi, giảm thị lực và các bệnh khác.

Da trở nên thô ráp, nhanh lão hóa, nổi mụn, nhăn nheo do các tuyến nhờn bị kích thích hoạt động mạnh.

Lưng và cổ bị “ngay đơ”, cơ bắp căng cứng đau nhức do ảnh hưởng của hormon Adrenalin tiết ra từ tuyến thượng thận.

Dạ dày không được cung cấp đủ máu do các hormon có chức năng tăng cường lưu thông máu giảm xuống rõ rệt, dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi và chướng bụng và loét dạ dày.

Răng miệng bị viêm, lưỡi & lợi và xuất hiện những nốt nhỏ, thường gọi là “nhiệt”.

Đầu óc chóng mặt, choáng váng, làm giảm trí nhớ & khả năng tư duy, giảm khả năng tự kiểm soát và phán đoán, làm tăng các phản xạ bồn chồn, giật mình bất chợt, sợ hãi, hung bạo, cáu gắt, bướng bỉnh, hay đổ lỗi, hay quyết định vội vàng.

Hệ miễn dịch bị suy giảm, kém đề kháng với các bệnh truyền nhiễm.

Khả năng tình dục bị giảm sút, mất hứng thú.

Bệnh tiểu đường tuýp II do Stress kéo dài gây kháng tác dụng của Insulin khiến đường huyết trong máu tăng cao.

Bệnh trầm cảm tiến triển khi Stress nặng, có thể làm tổn hại đến những người xung quanh hay dẫn đến hành vi tự tử.

6 dấu hiệu nhận biết người bị Stress

Stress có những biểu hiện bên ngoài nhưng nhiều người bệnh không hề nhận thức được. Tuy nhiên những người thân, bạn bè và đồng nghiệp của họ lại có thể dễ dàng nhận ra, do sự thay đổi đột ngột về tính cách và hành vi của người bệnh.

Sau đây là 6 dấu hiệu giúp nhận biết một người đang trong tình trạng Stress

6 dấu hiệu nhận biết Stress
6 dấu hiệu nhận biết Stress
  1. Không thể ngủ được hoặc khó khăn để đi vào giấc ngủ.
  2. Tỏ ra sợ hãi sự kiện gây Stress sẽ quay trở lại.
  3. Trở nên hung bạo bất thường do ấm ức tích lũy lâu dài trong lòng.
  4. Tự cho là mình đúng, lảng tránh sự giúp đỡ của người khác hoặc cố tìm cách đổ lỗi.
  5. Bồn chồn đứng ngồi không yên, hay cáu bẳn, tăng phản xạ giật mình.
  6. Không tập trung, mất khả năng chú ý.

Khi nhận thấy những dấu hiệu thay đổi như trên ở người bệnh, lời khuyên của chúng tôi dành cho người thân, bạn bè và đồng nghiệp đó là hãy cảm thông và chia sẻ, không nên tạo ra thêm áp lực cho họ.

Hãy tự đánh giá mức độ Stress

Để xác định tình trạng tâm lý của mình và người thân, bạn hãy thử làm trắc nghiệm với 2 thang điểm chuẩn Quốc tế tại website của Tuệ Đức An Giấc Nữ:

  • Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI): đánh giá chất lượng Giấc Ngủ
  • Depression, Anxiety and Stress Scales (DASS21): đánh giá mức độ Stress, Lo âu và Trầm cảm

ẤN ĐỂ LÀM NGAY

Cách khắc phục Stress

GS-BS. Nguyễn Văn Chương (Chủ nhiệm bộ môn Thần kinh – Bệnh viện 103, cố vấn chuyên môn của Tuệ Đức An Giấc Nữ), cho hay:

Để phòng ngừa nguy cơ gây Stress, bạn nên sắp xếp hợp lý giữa lao động và nghỉ ngơi, tăng cường tập luyện thể dục, thể thao, giải trí, tăng cường chất xơ, vitamin trong bữa ăn.

Rèn luyện về tinh thần sẽ cho ta khả năng phản ứng phù hợp và hiệu quả với các yếu tố gây Stress. Chính cách chúng ta suy nghĩ tiêu cực về những điều đã hoặc sẽ xảy ra đem đến cho mình rất nhiều căng thẳng. Căng thẳng, lo âu nhiều làm mất ngủ, mất ngủ lại gia tăng Stress.

Nếu bạn đang bị Stress, đừng cố gắng giải quyết trong tình trạng tâm lý bất ổn hay một cơ thể suy nhược, cũng đừng tìm cách chịu đựng hay trốn tránh. Những điều đó chỉ có thể sẽ khiến bệnh tình cũng như vấn đề của bạn càng trở nên xấu đi mà thôi.

Thay vào đó, biện pháp giải quyết là trước hết là bạn phải chuẩn bị sức khỏe và tâm lý thật tốt để tăng cường ngưỡng chịu đựng Stress và có tư duy sáng suốt, rồi sau đó hãy đối mặt và giải quyết triệt để tác nhân gây ra Stress.

Bí quyết chuẩn bị sức khỏe và tâm lý khi đối mặt với Stress

  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao một cách nhẹ nhàng.
  • Tìm một người bạn để tâm sự và sẻ chia.
  • Tìm một giải pháp an thần mà không hại thần kinh.

Hãy thường xuyên tập luyện thể dục thể thao một cách nhẹ nhàng

Những bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng sẽ giúp cho khí huyết được lưu thông, hơi thở sâu và nhịp nhàng, từ đó giúp tăng cường sức khỏe và ngưỡng chịu đựng Stress, giúp cho bạn trở nên bình tĩnh và suy xét vấn đề tốt hơn.

Phương pháp đơn giản nhất là bạn hãy đi bộ thong thả dưới tiết trời trong lành buổi sáng, kết hợp bước chân với nhịp thở một cách đều đặn. Đi  được bao nhiêu là tùy vào sức khỏe và thời gian của bạn, nhưng điều quan trọng là bạn cần sự tập trung vào đó.

Ngoài ra nếu có thể, bạn hãy thực hành Thiền và Yoga. Phương pháp này đòi hỏi bạn phải tìm được đúng thầy hướng dẫn, cộng với một nơi luyện tập thực sự cách li khỏi thế giới biến động của bạn và trên hết bạn phải thực sự kiên trì và dành nhiều thời gian thực hành.

Hãy tìm một người bạn để sẻ chia

Chúng tôi cho rằng điều quan trọng nhất đối với những người đang gặp áp lực trong cuộc sống đó là sự sẻ chia về mặt tinh thần. Lưu ý rằng, người bạn đó không nhất thiết phải là người thân trong gia đình, mà quan trọng đó phải là một người biết lắng nghe tâm sự của bạn mà không cần đưa ra lời khuyên.

Hãy tìm một giải pháp an thần không gây hại cho thần kinh

Theo quan điểm của Đông Y, Stress là biểu hiện của những tổn thương ở ngũ tạng gây ra do sự lo lắng, suy nghĩ quá mức. Nhiều người bệnh thay vì giải quyết những tổn thương đó thì lại tìm đến các loại Thuốc an thần, không những không giải quyết triệt để mà còn có thể gây nguy hại đến thần kinh khi sử dụng lâu dài.

Tuệ Đức An Giấc Nữ bằng những kinh nghiệm Đông Y Chân Truyền từ cách đây hơn 300 năm, kết hợp nhuần nhuyễn những Thảo dược quý 100% của Việt Nam*, có thể giúp giải quyết từ GỐC của Stress một cách an toàn, không tác động đến hệ thần kinh trung ương.

Bài viết cùng chủ đề