Là phụ nữ, hẳn là bạn phải chịu đựng nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống. Chính trong những lúc đó một quyết định sai lầm gây ra do mất bình tĩnh đôi khi có thể khiến bạn mất đi tất cả. Tuy nhiên, do những yếu tố khách quan lẫn chủ quan mà mà không phải tình huống nào bạn cũng có thể giữ được bình tĩnh. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến mất bình tĩnh và làm sao để giải quyết nó?

Biểu hiện của sự mất bình tĩnh
Sự mất bình tĩnh có thể nảy sinh khi bạn nghe một ai đó đang nói xấu về mình hoặc khi bạn phải đối diện với những lời chê bai, khiển trách mà bạn cho rằng bạn không xứng đáng phải nhận chúng. Sự mất bình tĩnh cũng có thể bắt đầu khi bạn đang loay hoay tìm ra lối thoát cho những áp lực hay thử thách. Hoặc cũng có khi bạn không làm chủ được mình chỉ đơn giản là do bạn cảm thấy bất an mà không có bất kỳ nguyên nhân cụ thể nào.
Tóm lại, về phía khách quan cho rằng, nguyên nhân của việc mất bình tĩnh thường do mức độ “khó chịu” của tình huống, đối tác khó tính và yêu cầu cao hay những áp lực quá giới hạn chịu đựng của bạn.
Tuy nhiên nguyên nhân thực sự lại đến từ chính bản thân chúng ta. Mất bình tĩnh xảy ra do khả năng chịu đựng căng thẳng trước những áp lực về tâm lý và thể chất thấp hơn bình thường. Chính sự mệt mỏi, suy nhược do một số bệnh mạn tính đã đóng góp rất lớn vào việc làm giảm mức chịu đựng của cơ thể.
Stress & thiếu ngủ: kẻ thù dấu mặt
Stress lâu ngày khiến não bộ trở nên kém linh hoạt và có thể bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu bạn không chợp mắt 20 giờ liên tục, não giảm khả năng kiểm soát tương đương với tình trạng nồng độ cồn trong máu tăng 50% so với mức cho phép. Stress làm bạn ủ rũ, rã rời, lười vận động, làm giảm khả năng tư duy, trí nhớ, khả năng tự kiểm soát, phán đoán.
Những người bị Stress thường có xu hướng nghĩ mọi thứ xung quanh một cách tiêu cực hơn. Chính bởi sự mệt mỏi ủ, rũ và thiếu sáng suốt sẽ dẫn đến việc không thể bình tâm suy xét toàn bộ sự việc khi tình huống xảy đến, từ đódẫn tới tình trạng mất bình tĩnh trong nhiều hoàn cảnh.
Ngoài ra Giấc ngủ bị rối loạn cũng khiến bộ não dành ít thời gian cho giai đoạn ngủ sâu. Giai đoạn này rất cần thiết cho quá trình lấy lại cân bằng và nghỉ ngơi của não bộ. Khi giấc ngủ bị rối loạn, cơ thể sẽ cảm thấy chậm chạp, gặp khó khăn trong việc ghi nhớ mọi thứ và dễ mắc sai lầm khi thực thi công việc. Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng cáu gắt, uể oải, mệt mỏi; lâu dần sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu như dễ chán nản, giảm hứng thú làm việc và tự kỷ.
Kiểm soát Stress để lấy lại bình tĩnh.
Để giữ được bình tĩnh, đầu óc sáng suốt khi tình huống khó khăn xảy đến, tốt nhất bạn cần phải tìm cách để tăng cường ngưỡng chịu đựng Stress của cơ thể. Nhưng thật không may, các nguyên nhân gây ra Stress thì lại tấn công chúng ta không ngừng nghỉ, vì vậy việc duy trì ngưỡng chịu đựng này là tối quan trọng – nhưng lại không hề dễ dàng.
Thiền và Yoga là phương pháp đang được ứng dụng phổ biến và cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi bạn phải tìm được đúng thầy, cộng với một nơi luyện tập thực sự cách li khỏi thế giới biến động của bạn và trên hết bạn phải thực sự kiên trì và dành nhiều thời gian thực hành .
Một phương pháp khác là sử dụng những sản phẩm có thể giải quyết từ GỐC nguyên nhân gây ra Stress. Một sản phẩm như vậy phải giải quyết được những tổn thương do Stress đã gây ra đối với cơ thể và còn phải giúp nâng ngưỡng chịu đựng Stress trở lại bình thường.
Sau khi đã bình tâm trở lại bằng những phương pháp trên, bạn hãy tự nhắn nhủ bản thân những điều sau:
1/ Hãy chấp nhận thực tại:
- Học cách chấp nhận khuyết điểm của người khác.
- Tự khen thưởng bản thân khi hoàn thành một công việc nào đó.
- Lắng nghe lời khuyên từ những người thân.
2/ Hãy nghĩ đến những hành động hữu ích sau để bảo vệ giấc ngủ của bạn:
- Hạn chế dùng chất kích thích và đồ uống có cồn.
- Đừng cố ép bản thân suy nghĩ về công việc của ngày mai.
- Nếu đang sử dụng thuốc an thần gây ngủ, hãy ngưng lại vì điều này có hại đến sức khỏe lâu dài.
3/ Trước khi đưa ra quyết định khi đối mặt với khó khăn, hãy tự trả lời những các câu hỏi sau đây:
- Vấn đề ở đây là gì? Đôi lúc bạn bỏ qua điều này vì không có đủ sáng suốt để suy nghĩ một cách xa hơn.
- Làm như thế nào để giải quyết tình huống một cách hợp lý nhất? Hãy nhanh chóng giả định tình huống mà người nghe sẽ phản hồi lại hay sau đó sự việc sẽ dẫn đến đâu? Và hãy dành sự quan tâm và tập trung của bạn vào những điều quan trọng.
- Có nên giải quyết vấn đề ngay lúc này không? Đây có phải địa điểm hợp lý để giải quyết vấn đề này không? Lựa chọn thời điểm hợp lý sẽ giúp bạn tránh được những phản ứng tiêu cực từ đối tác hay tác nhân khiến bạn mất bình tĩnh.
Chỉ cần thường xuyên ý thức được mình cần phải giữ được bình tĩnh trong mọi tình huống của cuộc sống bạn sẽ có cách giải quyết sáng suốt, và hợp lý mà vẫn luôn giữ được sự bình tĩnh cho mình.