Gừng là vị thuốc rất phổ biến, có mặt trong tới 70% các bài thuốc Đông Y, tuy nhiên ít ai biết đến những tác dụng không ngờ của gừng trong việc chữa mất ngủ.
Những ai đã mất ngủ mới hiểu được nối khổ sở do căn bệnh này đem lại. Nguy hiểm hơn, không còn là “bệnh của người già” mà ngày càng nhiều người trẻ tuổi đang mắc phải căn bệnh này gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống, sức khỏe, năng suất lao động và khả năng học tập.
Bệnh mất ngủ không gây chết người nhưng lại bảo mòn sức khỏe con người một cách vô cùng kinh khủng. Chữa mất ngủ không hề đơn giản, sử dụng các loại thuốc tây có thể giúp bạn ngủ nhưng bên cạnh đó là cả một loạt các tác dụng phụ khôn lường như gây nghiện thuốc, gây hại thần kinh hoặc có thể gây choáng váng nhất thời. Xu hướng hiện nay, rất nhiều người mong muốn tìm kiếm những thảo dược giúp chữa bệnh một cách tự nhiên, an toàn và không gây tác dụng phụ.
Một trong số những thảo dược tự nhiên phổ biến nhưng lại ít người biết đến đó là gừng, một bài thuốc chữa mất ngủ hiệu quả nếu bạn biết cách sử dụng đúng.
Gừng chữa mất ngủ như thế nào
Rất đơn giản, bạn có thể dùng gừng để chữa mất ngủ theo những cách sau:
– Nấu nước gừng ngâm chân mỗi tối giúp các kinh mạch thư giãn, cơn buồn ngủ sẽ đến nhanh hơn.
– Nửa củ gừng nấu với đường phên (đường đỏ) và 500ml nước nấu lên uống vào buổi trưa và chiều để có tác dụng vào buổi tối. Bài thuốc này chữa mất ngủ kinh niên cực tốt, nên kết hợp với cách ngâm chân bằng nước gừng.
– Gừng tươi ngâm với giấm. Cho vài lát gừng vào chậu nước ấm ngâm chân trước khi đi ngủ trong vòng 30 phút. Làm đều đặn liên tục hàng ngày.
Tại sao gừng lại có thể chữa mất ngủ:
Trong Đông Y, gừng là vị thuốc được sử dụng rất phổ biến. Các sách Y văn có ghi lại, gừng có tác dụng đối với các kinh phế, tỳ, vị, thận và đại trang, có tác dụng làm ấm, chống lạnh, hồi dương, thông lạch.
Gừng thường được dùng để chữa các bệnh khi cơ thể bị lạnh như ho, cảm lạnh, thấp khớp do danh, chân tay lạnh hoặc các bệnh về tiêu hóa như đầy bụng, thổ tả, đau bụng…
Riêng đối với bệnh mất ngủ, trong gừng có chữa chất Cineole giúp giảm Stress, giúp tinh thần con người sảng khoái, ngủ ngon giấc. Tuy nhiên, vì hàm lượng Cineole trong gừng không cao, vì vậy khi sử dụng gừng để điều trị cần kiên trì, sử dụng hàng ngày, liên tục tránh để gián đoạn. Bạn sẽ cảm nhận được giấc ngủ của mình sẽ dần được cải thiện.
Nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng gừng:
Gừng có những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, nhưng nếu uống nước gừng sai cách, không đúng người đúng bệnh, bạn có thể bị đe dọa về tính mạng. Những người mắc các bệnh sau, tuyệt đối không được sử dụng nước gừng nếu không muốn đối mặt với các nguy cơ nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng:
- Người mắc bệnh gan uống nước gừng có thể khiến các tế bào gan bị hoại tử.
- Người bị sỏi mật, uống nước gừng sẽ làm sỏi bị mắc kẹt trong túi mật và đói mặt với nguy cơ phải phẫu thuật gắp sỏi mật
- Người bị bệnh dạ dày, tá tràng không nên sử dụng gừng, gừng tác động lên miêm mạc dạ dày khiến miêm mạc dạ dày bị bào mòn, gia tăng những vết loét.
- Những người bị sốt, cảm nắng hoặc huyết áp cao cũng tuyệt đối nên sử dụng gừng, vì gừng có tính nóng, khi uống sẽ làm tăng thân nhiệt, tăng huyết áp có thể dẫn đến vỡ mạch máu, đột quỵ…
- Và cần đặc biệt lưu ý tới phụ nữ ở cuối thai kỳ và sau khi cho con bú, cần lưu ý không nên sử dụng gừng. Với phụ nữ ở cuối thai kỳ, gừng có thể làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Đối với phụ nữ đang cho con bú, sử dụng gừng có thể được bài tiết vào sữa mẹ gây chứng mất ngủ ở trẻ.
Gừng rất tốt, nhưng để sử dụng gừng cần đặc biệt lưu ý. Kể cả đối với người khỏe mạnh, không nên sử dụng quá nhiều gừng trong thời gian quá dài sẽ gây nên những tác dụng phụ nguy hiểm.
Và nếu bài thuốc từ gừng không giúp ích cho bạn trong việc đẩy lùi căn bệnh mất ngủ, hãy tham khảo các bài thuốc từ thảo dược khác, cũng có thể sẽ là giải pháp giúp các bệnh nhân lấy lại giấc ngủ ngon mà không lo ảnh hưởng tới thần kinh.