Trẻ bị viêm tai giữa vì mẹ có những thói quen này

  • Tin y tế
  • 08-11-2022

Viêm tai giữa là bệnh khá phổ biến ở trẻ em đặc biệt là trẻ em dưới 3 tuổi. Đây là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không chú ý, điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Đối với những trẻ lớn bé có thể báo cho cha mẹ biết được tình trạng bệnh riêng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất khó để nhận biết được tình trạng bệnh. Vậy làm thế nào để nhận biết trẻ sơ sinh đang bị viêm tai giữa? Những gợi ý dưới đây sẽ giúp ích cho bạn

 

Những nguyên nhân khiến trẻ bị viêm tai giữa

Di truyền

Các bé có cha mẹ có tiền sử bị viêm tai giữa có khả năng mắc viêm tai giữa cao hơn so với các bé khác, và nguy cơ bị di truyền của bé trai lại cao hơn các bé gái.

Cho trẻ uống sữa ngoài quá sớm

Trẻ bú bình khi ngủ rất nguy hiểm

6 tháng đầu đời, thức ăn tốt nhất cho bé là sữa mẹ. Những trẻ bú sữa ngoài thường có khả năng miễn dịch thấp hơn những đứa trẻ bú mẹ hoàn toàn, vì vậy nguy cơ dẫn đến viêm tai giữa là rất cao. Không chỉ vậy, khi cho trẻ bú bình, nếu mẹ để bé nằm có khả năng cao sữa sẽ chảy vào ống eustachian đi vào tai giữa, đây là nơi không thể lau hay vệ sinh sạch sẽ khiến các vi khuẩn có điều kiện phát sinh gây ra bệnh viêm tai giữa. Tuyệt đối không cho trẻ bú bình khi đang ngủ, tốt nhất nếu mẹ bắt buộc phải cho bé bú bình, nên giữ thẳng lưng, bế bé và luôn luôn quan sát chú ý đến bé.

Ngậm núm vú giả

Không nên cho trẻ ngậm vú giả thường xuyên

Theo nghiên cứu khoa học, hành động mút liên tục của bé làm tăng nguy cơ kéo dịch từ mũi và cổ họng đi vào tai giữa. Đây là lý do khiến các bé có thói quen ngậm núm vú giả có nguy cơ mắc viêm tai giữa cao hơn. Đó là chưa kể đến việc, núm vú giả sẽ không được vệ sinh và sát trùng mỗi ngày sẽ mang theo vi khuẩn rất dễ gây ra viêm tai giữa ở trẻ. Vì vậy, cần vệ sinh mún vú giả trước khi cho bé ngậm, và không nên cho bé ngậm quá nhiều làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Dấu hiệu nhận biết bé sơ sinh bị viêm tai giữa

– Viêm tai giữa có hai loại là viêm tràn dịch (OME): Chất lỏng nằm trong ống tai giữa nhưng trường hợp này trẻ không có dấu hiệu bị nhiễm trùng cấp.

– Viêm tai giữa cấp tính (AOM): Trong tai có chất lỏng và bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra viêm.

Trẻ bị viêm tai giữa thường bị đau đớn, khó chịu thậm chí có thể mất thính giác tạm thời. Thông thường, trẻ em bị viêm tai giữa sẽ có những biểu hiện như:

– Trẻ đột nhiên lười ăn, khó ngủ.

– Xuất hiện dịch màu vàng hoặc trắng ở tai.

– Có thể kèm theo sốt cao với những trẻ bị viêm tai giữa do vi khuẩn hoặc virut

– Tai bé có biểu hiện thường giật mạnh.

Nếu các triệu chứng trên kéo dài mà không được các bác sĩ can thiệp và hỗ trợ sớm trẻ dễ bị mất thính lực. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ngôn ngữ của bé.

Ngay khi phát hiện trẻ bị viêm tai giữa, các mẹ cần đưa trẻ đến bác sỹ ngay để có sự can thiệp kịp thời, điều trị tránh để trẻ bị đau đớn hoặc để lại các di chứng sau này.

Chăm sóc bé tại nhà khi bị viêm tai giữa

– Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc ngoài chỉ định của bác sĩ. Để giảm đau cho trẻ, thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định dùng acetaminophen hoặc ibuprofen, trong trường hợp này tuyệt đối không dùng aspirrin sẽ rất nguy hiểm.

– Nên sử dụng gối khi bé ngủ, tuy nhiên không nên cho bé nằm gối quá cao có thể ảnh hưởng đến xương và hộp sọ của bé. Khi bế hoặc cho trẻ ngồi trong ghế, luôn giữ bé ở tư thế đứng thẳng.

– Để giảm đau cho bé bằng cách dùng khăn nhúng nước ấm, vắt khô rồi đắp vào vùng gần tai. Một cách hiệu quả khác có thể dùng là nhỏ 1-2 giọt dầu ô lưu vào ống tai ngoài của bé (nhớ là ống tai ngoài nhé).

– Vệ sinh cho trẻ bị viêm tai giữa: đối với những trẻ có mủ, bạn có thể dắt một miếng bông gòn vào tai ngoài để ngăn dịch chảy ra quần áo, gối và chăn của bé. Ngoài ra mẹ nên dùng tăm bông và nước ấm hoặc dung dịch sát khuẩn để vệ sinh tai hằng ngày cho bé.

– Nên cho bé uống nhiều nước trong thời gian này, đây là 1 cách giúp bé hết đau và mau khỏi bệnh.

Bài viết cùng chủ đề